10 loài 'ma quỷ' hút máu ghê rợn hơn ma cà rồng

Đã có rất nhiều loài ma quỷ hút máu được biết tới trong các nền văn hóa của nhân loại trước khi hình tượng ma cà rồng xuất hiện ở châu Âu.

Empousai là một loài quỷ trong văn hóa Hy Lạp cổ đại, đầy tớ của nữ thần bóng đêm Hecate. Loài quỷ này có hình thù xấu xí với mái tóc cháy như lửa và đôi chân của loài lừa. Nhưng khi săn mồi, chúng sẽ hóa thành một phụ nữ xinh đẹp. Empousai sẽ tìm kiếm những lữ khách đơn độc, thường là đàn ông trẻ, dụ họ đến một địa điểm hẻo lánh để hút máu và ăn thịt.
Lamia là phiên bản ma cà rồng khác của Hy Lạp cổ đại. Theo truyền thuyết, Lamia vốn là một phụ nữ trần thế lọt vào đôi mắt đa tình của thần Zeus. Vợ thần Zeus là nữ thần Hera biết chuyện đã biến Lamia thành một con quái vật rắn. Lamia đã giết chết những đứa con của mình và kể từ đó lang thang trong đêm tìm kiếm trẻ em để hút máu và ăn thịt.
Azeman là một loài ma cà rồng của đất nước Nam Mỹ Surinam. Con ma này có hình dạng của một bà già vào ban ngày, khi đêm xuống sẽ hóa thành một loài vật, thường là dơi, để bay đi kiếm ăn. Nó sẽ tìm kiếm những người đang ngủ và hút máu của họ từ ngón chân cái. Nạn nhân sẽ không chết, nhưng sẽ trở nên yếu ớt và dễ mắc bệnh.
Đến từ Scotland, Baobhan Sith là một dạng ma cà rồng thường lảng vảng ở vùng cao nguyên và các cánh đồng hoang. Nó thường có hình dạng một phụ nữ đẹp, mặc váy dài để che giấu đôi chân của loài nai. Nạn nhân của Baobhan Sith thường là các thợ săn và người chăn cừu đơn độc, sẽ bị hút máu vừa đủ để không mất mạng.
Theo truyền thuyết, ma cà rồng Estrie của người Do Thái được tạo ra từ những phần còn sót lại trong quá trình Chúa tạo dựng vũ trụ và vạn vật. Con ma này là một phụ nữ, trà trộn giữa những người bình thường vào ban ngày, đêm đến có thể biến thành bất kỳ một sinh vật gì để có thể tiếp cận và hút máu người, đặc biệt là máu trẻ em. Estrie thường xin muối và bánh mì của con người để chữa những vết thương mình gặp phải.
Trong thần thoại của Ấn giáo, Rakshasi là một dạng ma quỷ hình thành sau cái chết của các ác tăng. Chúng có móng tay chứa chất độc, thường ăn thực phẩm ôi thiu hoặc bắt người để hút máu, ăn thịt.
Vrykolakas là một dạng ma cà rồng của Hi Lạp được tin là vẫn còn xuất hiện cho đến thế kỷ 20. Chúng được cho là nguyên nhân của nhiều vụ mất tích bí ẩn, cũng như các vụ quật mộ trộm xác chết.
Trong thần thoại Hàn Quốc, Kumiho là một con hồ ly tinh có thể hóa thành một phụ nữ đẹp để dụ dỗ và hút máu con người. Một số câu chuyện còn mô tả Kumiho như một loài yêu tinh có thể biến hóa thành bất cứ hình dạng nào mình muốn để lừa gạt nạn nhân.
Cương thi là một sinh vật ma quái trong thần thoại Trung Quốc với nhiều điểm tương đồng với ma cà rồng châu Âu. Thay vì hút máu của các nạn nhân, Cương thi hút sinh khí và biến người xấu số thành một cái xác trống rỗng. Ném hạt đậu và gạo vào Cương thi được cho là cách hữu hiệu để xua đuổi chúng.
Jaracaca là một loài ma cà rồng của Brazil. Thức ăn chính của chúng là sữa người, có được bằng cách chui vào giữa bà mẹ và đứa bé để bú trộm, khiến đứa trẻ suy dinh dưỡng trầm trọng. Khi không có nguồn sữa chúng sẽ chuyển sang hút máu người, khiến nạn nhân bị mất trí.

Theo Kiến Thức

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.