Bài thuốc chữa đau dạ dày từ nhím

 Nhím cũng có nhiều tên như dím, hào chư, cao chư, sơn chư… Tên khoa học Hystrix hodgsoni thuộc họ nhím (Hystricidae). Thịt nhím nạc ngon và bổ dưỡng. Thông thường người ta hay sử dụng dạ dày nhím để làm thuốc trị bệnh đau dạ dày với tên thuốc là “hào trư đỗ”. Ở Trung Quốc còn sử dụng dạ dày của loài nhím thích cầu tử hay mao thích (Erinaceus uropaeus L. hoặc loại con nhím Hemichianus dauricus Sundevall cùng là họ Erinaceidae) để làm thuốc.

 
Nhím
 
Theo Đông y, dạ dày nhím có vị đắng ngọt, tính bình, vào hai kinh vị và đại tràng. Có tác dụng lương huyết, mát máu, làm hết đau, trĩ lậu ra huyết. Trị đau dạ dày, chứng lòi dom chảy máu, di mộng tinh, nôn mửa, giải độc, lỵ ra máu… Liều dùng ở dạng sắc hay tán trung bình từ 6-16g/ngày. Ngoài ra người ta còn lấy da nhím làm thuốc với tên thuốc là “thích vị bì”, còn thịt nhím có vị ngọt, tính lạnh có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng. Lông nhím (hào chư mao thích) có vị cay, tính ấm có công năng hành khí chỉ thống, giải độc, chữa viêm tai giữa. Mật nhím dùng để chữa đau mắt, đau lưng và xoa bóp khi bị chấn thương. Ruột già, gan, phổi và cả phân nhím còn dùng để trị phong nhiệt…
 
Dưới đây xin nêu vài phương trị liệu điển hình có sử dụng thuốc từ con nhím.
 
- Trị chứng đau dạ dày: Dạ dày nhím để nguyên cả thức ăn có trong (được nhím rừng là tốt nhất) phơi rồi sấy khô, thái nhỏ sao chín tán bột, mỗi lần uống 10g vào lúc đói, chiêu với nước cơm. Có thể lấy bột dạ dày nhím, trộn với mật ong và bột nghệ với lượng bằng nhau, cần uống vào trước bữa ăn.
 
- Trị lòi dom chảy máu: Dạ dày nhím sao phồng, tán bột mịn. Hoa hòe 10g sắc lấy nước, chiêu với bột dạ dày nhím đã tán mỗi ngày 3 lần (chia liều từ 3-6g làm 3 phần mà uống). Cần kiêng những thứ cay, nóng như: ớt, hồ tiêu, gừng, tỏi, hành, rượu; không dùng chè đặc, cà phê, thuốc lá… Cần ăn những thứ nhuận tràng như chuối tiêu, đu đủ, rau lang, rau đay, rau mồng tơi…
 
- Trị ngộ độc: Dạ dày nhím 1 cái sấy khô, tán bột. Gạo nếp cẩm 100g rang vàng tán bột. Trộn đều hai thứ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g.
 
- Chữa thủy thũng, hoàng đản (kể cả khi có cổ trướng): Đốt tồn tính dạ dày nhím, tán bột, mỗi lần uống 8g hòa với rượu.

(Theo chuthapdo)

Bài cùng chuyên mục

  • Mèo trong Đông Y

    Trong số các con vật được người nuôi dưỡng, mèo là động vật gần gũi loài người nhất bởi vóc dáng thon nhỏ, dịu dàng, nhanh nhẹn với bộ lông mịn màng, đẹp mắt, lại có vẻ “trìu mến” khi tiếp xúc với con người, nhất là các em nhỏ rất yêu quý mèo. Ngoài khả năng diệt chuột bảo vệ tài sản, vật dụng cho con người, mèo còn là nguồn lợi dược liệu có giá trị trong Đông y. Bài viết này chủ yếu nêu việc Đông y đã sử dụng các bộ phận của con mèo để chữa trị bệnh như thế nào.

  • Bài thuốc từ con bọ ngựa

    Trong số các loài côn trùng được y học cổ truyền phương Đông sử dụng làm thuốc, bọ ngựa có vai trò khá đặc biệt . Loại côn trùng này có mặt khắp nơi trên đất nước ta, thường sống trong cây to và bờ bụi rậm, có tên khoa học là Mantis religiosa Linnaeus, thuộc Bọ Ngựa – Mantidae.

  • Những vị thuốc từ con cóc

    Cóc được dân gian gọi là "cậu ông trời"; và so với những động vật được Đông y dùng làm thuốc, nó cũng xứng đáng xếp vào hàng “cậu”. Nhiều bộ phận của cóc được các y thư cổ ca ngợi về được tác dụng phòng và trị bệnh.

  • Những bài thuốc từ con ốc

    Nói đến ốc, chúng ta thường nghĩ đến những món ăn hấp dẫn như ốc hấp lá gừng, ốc luộc, ốc nấu chuối… nhưng ít người biết rằng ngoài việc cung cấp những món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng, chúng còn là những dược liệu có giá trị trong việc điều trị bệnh. Xin giới thiệu một số cách trị bệnh từ ốc nhồi và ốc sên.

  • Thuốc từ mèo

    Thịt mèo được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là mưu nhục. Xương mèo (mưu cốt) và mật mèo (mưu đởm) thường dùng là của mèo đen. Ngoài ra, xương đầu, nước đái và phổi mèo cũng được dùng làm thuốc.

  • Bài thuốc sử dụng mật động vật để chữa bệnh cần lưu ý

    Từ lâu đời, Y học cổ truyền đã sử dụng mật của một số loài động vật như mật gà, trâu, bò, lợn, rắn... để chữa bệnh. Chúng đều có điểm chung là có màu xanh và vị đắng, tuy nhiên có những loại hầu như không đắng như mật rắn, mật cá quả. Thành phần của mật gần giống nhau, đều chứa các acid cholic, acid ehydrocholic, cholesterol, muối mật, sắc tố mật bilirulin... và đều có tác dụng giảm đau, chống viêm, tiêu sưng, kháng khuẩn... Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý một số điểm sau để tránh những tai biến đáng tiếc.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.