Bài thuốc từ con bọ ngựa

 Trong số các loài côn trùng được y học cổ truyền phương Đông sử dụng làm thuốc, bọ ngựa có vai trò khá đặc biệt . Loại côn trùng này có mặt khắp nơi trên đất nước ta, thường sống trong cây to và bờ bụi rậm, có tên khoa học là Mantis religiosa Linnaeus, thuộc Bọ Ngựa – Mantidae. 

 
Bộ phẩn làm thuốc của loài này là toàn bộ con bọ ngựa ( còn gọi là Đường Lan) và tổ bọ ngựa trên cây dâu tằm ( còn gọi là Tang phiêu tiêu)
 
Bài thuốc từ con bọ ngựa
 
Người ta thường bắt bọ ngựa còn sống , bỏ đầu, cánh, chân  và ruột rồi đen rang chin và tán thành bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Theo một số tài liệu y học cổ truyền mà thế giới côn trùng nghiên cứu thì bọ ngựa có vị ngọt mặn, tính ấm, có công dụng bổ thận cố tinh, tư âm sáp niệu, giải độc trấn kinh; thường được dùng để chữa các chứng di tinh, di niệu,, liệt dương, đi tiểu nhiều lần, bạch trọc, xích bạch đới, hầu họng sưng đau, trĩ hạ, viêm loét, kinh giảm… 
 
 
Trong sách Lĩnh Nam bản thảo, Hải Thượng Lãm Ông đã viết:
 
Đường lang tục gọi con bọ ngựa,
 
Cùng phieu tiêu khí vị giống nhau,
 
Trẻ em kinh giật rút đau,
 
Mũi tên vào thịt hút đau vô cùng,
 
Chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc từ bọ ngựa bạn có thể tự thực hiện:
 
-         Chữa bệnh di tinh, bạch trọc ( chảy mủ đầu dương vật) bằng con bọ ngựa:
 
Điều chế: Bọ ngựa 15g, lòng cốt 40g, sấy khô tán bột.
 
Cách dùng: Mỗi ngày trước khi ngủ tối uống 10g với nước mối nhạt
 
-          Chữa bệnh hầu sưng đau bằng bọ ngựa:
 
Điều chế: Bọ ngựa 1 con, băng phiến 3 g, bằng sa 2 g, sấy khô tán bột
 
Cách dùngTthổi bọ ngựa vào họng một ngày 2 đến 3 lần.
 
-          Chữa  liệt dương do thận hư bằng con bọ ngựa:
 
Điều Chế và sử dụng: Bọ ngựa 15g, 1 con ếch to
 
Cách dùng: Nấu lên ăn hằng ngày
 
-          Chữa   bệnh sưng phù hai chân bằng con bọ ngựa:
 
Điều chế: Bọ ngựa 2 con, vỏ bí đao 30g, trư linh 20g, phục linh 20g, râu ngô 20g.
 
Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang
 
-          Chữa   bệnh Động kinh:
 
Điều chế:Bọ ngựa 5g, cương tàm 9g, toàn yết 2g, ngô công 5g, bột trân châu 30g, bán hạ chế 30g, tất cả sấy khô tán bột
 
Cách dùng: Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 gam
 
-          Chữa  bệnh mẫn ngứa:
 
Điều chế: Bọ ngựa sấy khô, tán bộ
 
Cách dùng: Vệ sinh sạch sẽ vùn bị mẫn ngứa, xoa bột bọ ngựa lên đó
 
-         Viên đạn hoặc mảnh kim khí nằm trong da thịt không lấy ra được:
 
Điều chế: Bọ ngựa một con, ba đậu nửa hạt, hai thứ giả nát.
 
Cách dùng: Đắp hỗn hợp trên vào miệng vết thương, sau khi lấy được dị vật dùng nước sắc hoàng lien ngâm rửa vết thương
 

(Theo thegioicontrung)

Bài cùng chuyên mục

  • Con ếch - vị thuốc quý

    Thịt ếch rất tốt cho những trẻ hay ra mồ hôi trộm, biếng ăn, yếu mệt, chậm phát triển, hay ho sốt. Khi dùng cho trẻ em và người già, chỉ lấy thịt ở 2 đùi để tránh xương (gây hóc).

  • Thuốc bổ từ con tằm

    Nhộng tằm, tằm chín là những món ăn rất giàu dinh dưỡng, được dân gian dùng làm thuốc bổ, dùng cho trẻ suy dinh dưỡng, người suy nhược, phụ nữ sau đẻ ít sữa, đàn ông di mộng tinh.

  • Mèo trong Đông Y

    Trong số các con vật được người nuôi dưỡng, mèo là động vật gần gũi loài người nhất bởi vóc dáng thon nhỏ, dịu dàng, nhanh nhẹn với bộ lông mịn màng, đẹp mắt, lại có vẻ “trìu mến” khi tiếp xúc với con người, nhất là các em nhỏ rất yêu quý mèo. Ngoài khả năng diệt chuột bảo vệ tài sản, vật dụng cho con người, mèo còn là nguồn lợi dược liệu có giá trị trong Đông y. Bài viết này chủ yếu nêu việc Đông y đã sử dụng các bộ phận của con mèo để chữa trị bệnh như thế nào.

  • Những vị thuốc từ con cóc

    Cóc được dân gian gọi là "cậu ông trời"; và so với những động vật được Đông y dùng làm thuốc, nó cũng xứng đáng xếp vào hàng “cậu”. Nhiều bộ phận của cóc được các y thư cổ ca ngợi về được tác dụng phòng và trị bệnh.

  • Bài thuốc chữa đau dạ dày từ nhím

    Nhím cũng có nhiều tên như dím, hào chư, cao chư, sơn chư… Tên khoa học Hystrix hodgsoni thuộc họ nhím (Hystricidae). Thịt nhím nạc ngon và bổ dưỡng. Thông thường người ta hay sử dụng dạ dày nhím để làm thuốc trị bệnh đau dạ dày với tên thuốc là “hào trư đỗ”. Ở Trung Quốc còn sử dụng dạ dày của loài nhím thích cầu tử hay mao thích (Erinaceus uropaeus L. hoặc loại con nhím Hemichianus dauricus Sundevall cùng là họ Erinaceidae) để làm thuốc.

  • Những bài thuốc từ con ốc

    Nói đến ốc, chúng ta thường nghĩ đến những món ăn hấp dẫn như ốc hấp lá gừng, ốc luộc, ốc nấu chuối… nhưng ít người biết rằng ngoài việc cung cấp những món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng, chúng còn là những dược liệu có giá trị trong việc điều trị bệnh. Xin giới thiệu một số cách trị bệnh từ ốc nhồi và ốc sên.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.