Những bài thuốc từ con ốc

 Nói đến ốc, chúng ta thường nghĩ đến những món ăn hấp dẫn như ốc hấp lá gừng, ốc luộc, ốc nấu chuối… nhưng ít người biết rằng ngoài việc cung cấp những món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng, chúng còn là những dược liệu có giá trị trong việc điều trị bệnh. Xin giới thiệu một số cách trị bệnh từ ốc nhồi và ốc sên.

Ốc nhồi: còn gọi là ốc đồng (Pila polita Deshayes), là loại ốc sống ở ao hồ nước ngọt, phân bố hầu như khắp các vùng trong nước ta. Thịt ốc rất giàu protid, lipid, Ca, P, vitamin B1, B2, PP… Theo y học cổ truyền, thịt ốc nhồi có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng tiêu thũng, thông lợi đại tiểu tiện, giải uất nhiệt. Vỏ ốc nhồi vị ngọt, tính bình, không độc, giải tâm phiền. Có thể sử dụng ốc nhồi trị một số chứng bệnh thường gặp sau đây:
 
Trị chứng bí tiểu tiện, nước tiểu bị vàng đỏ: hằng ngày có thể ăn ốc nhồi luộc và uống nước luộc của ốc nhồi.
 
 
Ốc nhồi có tác dụng tiêu thũng, thông đại tiểu tiện rất tốt
 
Trị xơ gan, viêm gan mạn tính: thịt ốc nhồi 250g, kê cốt thảo (Abrus cantoniensis Hanse) 30g. Hai vị nấu nhừ, gạn lấy nước uống, ngày 1 thang, uống 3 – 5 ngày liền. Có thể uống lặp lại liệu trình nữa.
 
Trị các vết lở loét ở niêm mạc miệng, lưỡi, má: lấy 2 – 3 cái vỏ ốc nhồi rửa sạch phơi khô, sao vàng, tán mịn; cỏ nhọ nồi 50g rửa sạch phơi khô, sao vàng, tán mịn. Trộn đều hai thứ bột trên rồi chấm nhẹ vào chỗ loét.
 
Lấy các dị vật bị đâm vào da thịt: thịt ốc nhồi và lông con nhím, đồng lượng, đốt thành tro, trộn với mầm lúa nếp và dây tơ hồng giã nhỏ, đắp vào vết thương. Dị vật sẽ tự được đẩy ra.
 
Giúp sản phụ dễ đẻ: lấy thịt ốc nhồi nướng chín rồi giã nát, băng lên rốn sản phụ.
 
Trị đau tim đột ngột: vỏ ốc nhồi rửa sạch, phơi khô; gỗ cây thông chẻ nhỏ, mỗi thứ 8g. Cùng đốt tồn tính, tán bột mịn. Đồng thời lấy 8g gỗ trầm hương (Aquilaria crassna Pierre) sắc lấy nước. Đem hỗn hợp bột trên quấy đều vào nước trầm hương, uống. Dùng 3 – 5 lần.
 
Ốc sên lớn: còn gọi là ốc sên hoa (Achatina fulica). Thịt ốc sên lớn lại có giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều protid, đường, Ca, P, nhiều acid amin… Thịt ốc sên lớn có thể chế biến thức ăn ngon, giòn và bổ. Ngoài âm thực phẩm, thịt ốc sên lớn có thể dùng trị một số chứng bệnh sau đây:
 
 
Ốc sên
 
Trị hen suyễn, thấp khớp: lấy thịt của 2 – 3 con ốc sên lớn, rửa qua phèn chua 5%, nướng vàng, thái mỏng, sắc lấy nước đặc. Lấy 50g măng tre tươi, rửa sạch, thái nhỏ, giã nát vắt lấy dịch. Trộn đều hai thứ dịch trên, uống 1 – 2 lần trong ngày trước bữa ăn 1 giờ. Uống liền 2 – 3 tuần lễ. Có thể lặp lại liệu trình nữa.

(Theo chuthapdo)

Bài cùng chuyên mục

  • Bài thuốc từ con bọ ngựa

    Trong số các loài côn trùng được y học cổ truyền phương Đông sử dụng làm thuốc, bọ ngựa có vai trò khá đặc biệt . Loại côn trùng này có mặt khắp nơi trên đất nước ta, thường sống trong cây to và bờ bụi rậm, có tên khoa học là Mantis religiosa Linnaeus, thuộc Bọ Ngựa – Mantidae.

  • Những vị thuốc từ con cóc

    Cóc được dân gian gọi là "cậu ông trời"; và so với những động vật được Đông y dùng làm thuốc, nó cũng xứng đáng xếp vào hàng “cậu”. Nhiều bộ phận của cóc được các y thư cổ ca ngợi về được tác dụng phòng và trị bệnh.

  • Bài thuốc chữa đau dạ dày từ nhím

    Nhím cũng có nhiều tên như dím, hào chư, cao chư, sơn chư… Tên khoa học Hystrix hodgsoni thuộc họ nhím (Hystricidae). Thịt nhím nạc ngon và bổ dưỡng. Thông thường người ta hay sử dụng dạ dày nhím để làm thuốc trị bệnh đau dạ dày với tên thuốc là “hào trư đỗ”. Ở Trung Quốc còn sử dụng dạ dày của loài nhím thích cầu tử hay mao thích (Erinaceus uropaeus L. hoặc loại con nhím Hemichianus dauricus Sundevall cùng là họ Erinaceidae) để làm thuốc.

  • Thuốc từ mèo

    Thịt mèo được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là mưu nhục. Xương mèo (mưu cốt) và mật mèo (mưu đởm) thường dùng là của mèo đen. Ngoài ra, xương đầu, nước đái và phổi mèo cũng được dùng làm thuốc.

  • Bài thuốc sử dụng mật động vật để chữa bệnh cần lưu ý

    Từ lâu đời, Y học cổ truyền đã sử dụng mật của một số loài động vật như mật gà, trâu, bò, lợn, rắn... để chữa bệnh. Chúng đều có điểm chung là có màu xanh và vị đắng, tuy nhiên có những loại hầu như không đắng như mật rắn, mật cá quả. Thành phần của mật gần giống nhau, đều chứa các acid cholic, acid ehydrocholic, cholesterol, muối mật, sắc tố mật bilirulin... và đều có tác dụng giảm đau, chống viêm, tiêu sưng, kháng khuẩn... Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý một số điểm sau để tránh những tai biến đáng tiếc.

  • Bài thuốc bí truyền từ con châu chấu!

    Châu chấu là loài côn trùng hết sức quen thuộc trong đời sống hàng ngày, nhất là ở những vùng nông thôn. Nói đến châu chấu là người ta thường nghỉ ngay đến những tác hại à chúng gây ra đối với mùa màng, nhưng trên thực tế châu chấu không chỉ là thức ăn có lợi cho gà vịt, ngan ngỗng,… thận chí là món tôm bay chiên với lá chanh khoái khẩu của nhiều người ở các nơi trên thế giới, mà chúng còn có giá trị làm thuốc chữa bệnh.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.