Cận cảnh tê giác giao phối cực kì đẳng cấp không thể nhịn cười
Thiên Nhiên hoang dã: Cận cảnh tê giác giao phối cực kì đẳng cấp, mạnh mẽ
Tê giác là các loài động vật nằm trong số 5 chi còn sống sót của động vật guốc lẻ trong họ Rhinocerotidae. Tất cả 5 chi nói trên đều có nguồn gốc ở châu Phi hay châu Á. Đặc trưng nổi bật của động vật có sừng này là lớp da bảo vệ của chúng được tạo thành từ các lớp chất keo với độ dày tối ưu khoảng 4 inch được sắp xếp theo cấu trúc mắt lưới.
Trước năm 1954 trong phương ngữ tiếng Việt miền Bắc con tê giác được gọi là tê ngưu (chữ Hán: 犀牛) hoặc con tê, cái sừng của con tê ngưu gọi là "tê giác" (犀角), trong đó "giác" (角) là từ Hán Việt, nó có nghĩa là cái sừng. Phương ngữ tiếng Việt miền Nam khi đó gọi con tê giác là tây ngưu (biến thể ngữ âm của "tê giác) hoặc con tây, sừng của con tây ngưu được gọi là "tây giác". Trong Đông y "tê giác" (sừng của con tê ngưu) có thể dùng làm thuốc. Về sau nhiều người không biết "tê giác" chỉ là cái sừng của con tê ngưu, lại tưởng tê giác là tên gọi của con vật có cái sừng đó nên đã gọi con tê ngưu là "tê giác".