Nuôi chim cảnh sinh sản (tiếp)

 Chim nuôi trong lồng hoặc nuôi ngoài trời phải được yên tĩnh, không được để người, chó mèo, rắn.. quấy nhiễu. Phải có đủ thức ăn và nước uống, chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát.

Chọn chim bố mẹ và ghép đôi:
 
Đối với chim khướu và chích chòe than thì trống mái dễ nhận. Con trống hót nhiều giọng, còn con mái chỉ kêu và rú.
 
Khướu có nhiều loại như khướu bạc má, khướu mã đao, khướu mun.
 
Chích chòe có loại to và loại nhỏ, mãu sắc cũng khác nhau chút ít. Khi chọn chim mẹ, ta phải chọn những con còn tơ, khỏe mạnh, bộ lông phủ óng mượt, dáng đẹp có giọng háy hay.Con cái sinh ra sau này từ màu lông, dáng hình đến tiếng hót đều chịu ảnh hưởng phần lớn thuộc về con mái. Nên khi ghép dôi, bạn cần đặc biệt coi trọng việc tuyển chọn con mái. Nếu bạn chọn được cả con trống và mái đều tốt cả là tuyệt vời. Ví dụ bạn chọn con cái là khướu bạc má có giọng hót hay thì con sau này sinh ra đa số là bạc má có giọng hót hay. Việc ghép đôi đối với khướu và chích chòe rất dễ. Đến mùa động dục (cuối mùa xuân), bạn chỉ việc thả trống vào với mái là thành đôi luôn. Sau đó 15-20 ngày là bắt đàu sinh sản, đến đầu thu là chim ngừng sinh sản, bạ nên tách đôi để đảm bảo sức khỏe cho chim. Đến mùa động dục năm sau ta lại cho vào với nhau để chim tiếp tục sinh sản. Xin nhớ rằng 1 lồng chỉ dành cho 1 cặp chim.
 
 
Cho chim sinh sản ngoài vườn
 
Loài chim trong tự nhiên bản chất của nó là sinh sản tự do, thích ở đâu thì đến đó, thích cây nào thì làm tổ ở cây đó. Ta muốn nuôi nó trong vườn và cho sinh đẻ theo ý muốn thì trước khi thả nó ra, ta phải thuần hóa nó đã. Chim thả ra phải là chim đã dạn dĩ với người và các con vật nuôi trong nhà. Tới mùa động dục (giữa xuân) sau khi đã bồi dưỡng cho chim căng sức, ta thả con mái ra trước khoảng 1 tuần để chim làm quen với môi trường sống. Sau đó, ta thả nốt chim trống ra. Cặp chim gặp nhau sẽ cặp đôi ngay. Trong quá trình thuần hóa chim, bạn nên treo lồng chim ở nơi sau này bạn định cho nó sinh sản ở đó, đến khi bạn thả ra, nó đã quen với nơi mà hằng ngày nó vẫn sống, sẽ không bỏ đi nơi khác.
Đối với khướu, nó tự tha rác và tìm vị trí làm tổ. Còn đối với chích chòe thì bạn nên đục 1 lỗ tường hay 1 cái ống bương đặt ở vị trí thích hợp cho chim tìm đến làm tổ. Bạn lưu ý, cũng chỉ được thả 1 cặp, hoặc 1 trống, 2 mái. Nếu đã có 2 con trống, nó sẽ đánh nhau quyết liệt, con nào thắng thì ở lại, con nào thua sẽ tự động rút đi nơi khác.
 
Chăm sóc và thuần hóa chim
 
Chim nuôi trong lồng hoặc nuôi ngoài trời phải được yên tĩnh, không được để người, chó mèo, rắn.. quấy nhiễu. Phải có đủ thức ăn và nước uống, chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát. Khi chim con nở ra có lông ống dài khoảng 1-2cm thì tách ra khỏi mẹ, tiến hành nuôi bộ, có như vậy sau này chim mới thuần và chim mẹ sẽ đẻ sớm hơn. Chim non tách ra phải cho ăn đầy đủ các chất như thịt nạc, lòng đỏ trứng, côn trùng. Nếu như chỉ ăn thức ăn công nghiệp, chim con dễ bị còi, bại liệt, không được để ngoài nắng, ban đêm còn phải chống muỗi, chuột. Sau 20 ngày tuổi, chim đã tự mổ ăn được nhưng bạn vẫn nên đút cho chim ăn thêm để nó thân với bạn. Treo lồng chim ở chỗ thoáng mát, gần với người hoặc gia súc, chim sẽ chóng dạn hơn. Sau 2-3 tháng, chim đã tập hót, bạn nên tách mỗi con ra 1 lồng, luôn treo bên những con chim thầy có giọng hót hay để chim con bắt chước.

(Theo sinhvatcanh)

Bài cùng chuyên mục

  • Cá vàng - Carassius auratus (Gold fish)

    Cá vàng đã được nuôi trong bể cạn, non bộ, trong bể kính, trong hồ cá từ lâu ở nước ta, đã thích nghi với điều kiện sống.

  • Nuôi chim cảnh sinh sản

    Một số loài chim cảnh như: cu gáy, chích chòe than, khướu, họa mi, nhồng, sáo, yến, vẹt (yến phụng) có khả năng sinh sản trong lồng và sinh sản ngoài vườn mở ra một hướng đi mới cho chim cảnh

  • Tìm hiểu về cá rồng

    Cá rồng thuộc họ cá Osteiglossidae, một trong những họ cá xương có từ lâu đời nhất thế giới: gần 200 triệu năm nay.

  • Tìm hiểu về cá rồng (tiếp)

    Cá tính đặc biệt của cá rồng xét ra không nhiều. Tuy vậy, ta cũng nên tìm hiểu kĩ để nuôi chúng được thành công tốt đẹp hơn.

  • Kỹ thuật nuôi cá cảnh biển (phần 1)

    Nuôi cá cảnh biển có thể dùng nguồn nước biển tự nhiên hoặc nhân tạo, tuy nhiên trong nước biển tự nhiên có nhiều vi sinh vật, khoáng chất tự nhiên mà nước biển nhân tạo không có được.

  • Cá rồng: Bệnh xệ mắt ở cá rồng

    Hiện tượng xệ mắt ở cá rồng là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Hiện tại, có người cho rằng đó là vì di truyền, trong khi người khác cho rằng đó là vì chế độ dinh dưỡng nhưng có người lại thấy chính môi trường đã gây nên bệnh này.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.