Hóa ra kỳ lân trong truyền thuyết là có thật ngoài đời nhưng nó xấu kinh khủng
Nếu như loài kỳ lân trong tưởng tượng đẹp bao nhiêu thì theo giả thiết đời thực, chúng lại xấu bấy nhiêu.
Kỳ lân thường xuất hiện trong truyền thuyết của nhiều nền văn hóa dân gian cổ đại với hình tượng là một loài ngựa trắng tuyệt đẹp có một chiếc sừng ở giữa đỉnh đầu. Được coi là linh vật của đất trời nên chúng có thể chạy như bay, đồng thời sở hữu sức mạnh phi thường. Vì chưa bao giờ kỳ lân được tìm thấy ở ngoài đời thực nên chúng chỉ được coi là sản phẩm của trí tưởng tượng mà thôi. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học ứng dụng của Mỹ, kỳ lân thực sự là có thật nhưng vẻ ngoài của chúng lại xấu hơn nhiều so với tưởng tượng.
Kỳ lân trong tưởng tượng mang vẻ đẹp thoát tục và thần thánh.
Các nhà nghiên cứu vẽ minh họa về loài kỳ lân ở đời thực.
Theo báo cáo nói tên, kỳ lân đời thực có tên khoa học là Elasmotherium sibiricum, một loài tê giác khổng lồ thời tiền sử. Theo sử sách, chúng đã tuyệt chủng cách đây khoảng 29 nghìn năm. Điều đó có nghĩa là kỳ lân đã xuất hiện vào cùng thời kỳ với người tiền sử. Nhận định này trái với các suy diễn ban đầu cho rằng, kỳ lân đã tuyệt chủng từ 350 nghìn năm trước khi loài người xuất hiện.
Nhà khảo cổ Andrey Shpanski là người đã phát hiện ra hộp sọ của kỳ lân. Chia sẻ với báo chí, ông cho biết, những nghiên cứu hiện đại đã làm thay đổi đáng kể về lịch sử Trái Đất. Từ đó, chúng ta có thể hiểu được quá khứ, đồng thời đưa ra dự đoán chính xác hơn về các sự kiện lịch sử cổ đại.
Tuy nhiên, những thứ hiểu biết quá khứ cũng không có nghĩa là khoa học sẽ chứng minh được sự tồn tại của kỳ lân. Theo phó Giáo sư Dorothy Ann Bray tại Đại học McGill, chuyên gia văn học dân gian và huyền thoại, không có những con kỳ lân như chúng ta tưởng tượng ngày nay. Chúng chỉ xuất hiện trong những câu chuyện của các du khách và những hiểu biết sai lệch về các loài động vật có sừng như tê giác mà thôi.
Tạo hình kỳ lân đời thực ở trong phim.
Thực ra kỳ lân cũng không hề đẹp như chúng ta vẫn tưởng tượng.
Kỳ lân vốn được coi là biểu tượng của sự trong sạch và Chúa Kitô. Trong thời trung cổ, người ta cho rằng, chỉ có trinh nữ mới có thể thuần hóa được một con kỳ lân. Hơn thế, sừng kỳ lân còn có thể nghiền thành bột chữa được nhiều bệnh tật. Tuy nhiên việc lý giải về sự tồn tại của kỳ lân vẫn kéo dài từ thời đại này qua thời đại khác.
Theo Thời Đại