10 sinh vật sở hữu bộ hàm đáng sợ nhất hành tinh
Một số sinh vật có hàm răng giống như bàn chông nhọn hoắt, có thể khiến nhiều người hoảng sợ.
Sở hữu bộ hàm đỏ và những chiếc răng sắc nhọn, cá mập trắng khổng lồ được mệnh danh là sát thủ số một đại dương, theo Mother Nature Network. Ảnh: Wikimedia Commons.
Là loài ký sinh, cá mút đá dùng răng sắc xếp thành nhiều vòng tròn bám chặt vào vật chủ để hút máu và dịch cơ thể. Ảnh: Wikimedia Commons.
Các gai nhú hình nón ngược, sắc nhọn, mọc tua tủa ở cả hàm trên và hàm dưới giúp rùa da giữ thức ăn trong miệng. Món ưa thích của sinh vật này là loài sứa có cơ thể trơn nhầy. Ảnh: YouTube.
Bộ nanh vuốt sắc biến hổ thành loài săn mồi hàng đầu. Chiếc lưỡi của động vật to lớn thuộc họ mèo này cũng phủ một lớp gai sắc giúp chúng liếm sạch lông con mồi. Ảnh: Flickr.
Những chiếc răng dạng khối, thẳng của cá pacudễ khiến nhiều người nhầm lẫn với hàm răng con người. Thuộc họ cá nước ngọt Nam Mỹ phân bố ở lưu vực sông Amazon, cá pacu có họ hàng với cá piranha ăn thịt. Tuy nhiên, cá pacu thường sử dụng hàm răng khỏe để nghiền các loại hạt rơi xuống nước. Ảnh: Wikimedia Commons.
Dù là động vật ăn chay, hà mã sở hữu những chiếc răng lớn, sắc và miệng có khả năng ngoác rộng. Hà mã chỉ ăn thực vật nhưng lại có thể trở nên đặc biệt hung hãn khi lãnh thổ bị xâm phạm. Ảnh: Wikimedia Commons.
Cá mập yêu tinh là sinh vật sống dưới biển sâu có cơ thể khá kỳ dị, bao gồm cả phần mõm dẹt chứa những chiếc răng dài và nhọn hoắt. Bộ hàm của chúng có thể há rộng chạm tới phần mũi giống thanh kiếm bên trên. Ảnh: Wikimedia Commons.
Khỉ mặt chó Mandrill có khuôn mặt nhiều màu sắc trông như một chú hề, nhưng khi chúng mở miệng, những chiếc răng nanh lớn, dài nhọn dữ tợn của con đực khiến cả loài báo cũng phải dè chừng. Ảnh: Flickr.
Cá mút đá myxin (hagfish) là một trong số những loài có bộ hàm kỳ lạ nhất. Chúng sở hữu hàm răng kép với những chiếc răng nhọn hoắt, xếp dày như răng lược, thực hiện hoàn hảo chức năng xé thịt. Cá mút đá myxin thường chui vào bên trong con mồi và ăn từ trong ra ngoài. Ảnh: Ocean Treasures memorial library.
Cá ma cà rồng payara sở hữu hai chiếc răng nanh dài tới 15 cm nhô ra từ hàm dưới, dùng để đâm xuyên con mồi. Cấu tạo đặc biệt ở hộp sọ với hai hố ở hàm trên cho phép cá payara giấu kín răng nanh trong khoang miệng và ngăn chúng tự đâm mình. Ảnh: YouTube.
Thu Hiền
Theo Vnexpress