Bò sát thời tiền sử hiện diện giữa biển cả

 Cự đà biển sống ở quần đảo Galapagos, nằm ở phía tây Ecuador, cách đất liền 1.000 km. Theo các chuyên gia, loài bò sát này hiện diện ở đây từ thời tiền sử.

 
Môi trường sống của loài này là khu vực bãi đá, đầm lầy, rừng ngập mặn.
 
 
Cự đà biển có tên khoa học là Amblyrhynchus cristatus.
 
 
Chúng được nhà khoa học Bell mô tả đầu tiên vào năm 1825.
 
 
Con đực có chiều dài cơ thể từ 1,7 – 2m, nặng 20kg khi trưởng thành. Cự đà cái nhỏ hơn một chút. Chúng chỉ dài khoảng từ 0,6 – 1m và trọng lượng cơ thể chỉ bằng nửa con đực.
 
 
Chúng là loài gần như vô hại với con người và các sinh vật khác sống trên bãi biển.
 
 
Món ăn ưa thích của loài này là tảo và rong biển. Chiếc mũi phẳng và hàm răng sắc nhọn giúp chúng có thể ăn những mảng tảo bám chặt vào đá.
 
 
Không chỉ sống trên cạn như cự đà đất mà cự đà biển bơi lội rất cừ khôi. Chúng có thể lặn sâu 9 – 10m, với thời gian 30 phút để tìm kiếm thức ăn.
 
 
Cự đà biển bới một cái hố sâu xuống lòng đất và đẻ trứng vào đó. Trong thời gian ấp trứng, cự đà đực luôn thường trực để bảo vệ “vợ con” trước những kẻ thù bên ngoài.
 
 
Cự đà biển là loài dễ tổn thương. Loài vật này đã được công ước CITES và luật pháp của Ecuador bảo vệ.

(Theo VTC)

Bài cùng chuyên mục

  • Thằn lằn cổ - Kỳ nhông (Sphenodon punctatus)

    Ở New Zealand và những hòn đảo gần đó có một loài động vật nguyên thủy rất kỳ lạ. Hình dáng trông giống con thằn lằn nhưng lại không phải là thằn lằn. Mồm rất giống mỏ chim, nên gọi là thằn lằn mỏ chim, dân gian gọi là con kỳ nhông. Đó là loài bò sát cổ có cách đây 200 triệu năm trước.

  • Phát hiện thêm loài thằn lằn bay mới

    Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện các xương của gần 50 bò sát có cánh thuộc một loài mới, loài Caiuajara dobruskii, sống trong suốt kỷ Creta tại Nam Brazil, theo một nghiên cứu xuất bản trên truy cập mở của tạp chí PLOS ONE hôm 13/8/2014 bởi Paulo Manzig đến từ trường Đại học Universidade do Contestado, Brazil và các đồng nghiệp.

  • Rắn hổ mang được tạo điều kiện để giao phối

    Theo tờ Daily Telegraph, công viên bò sát Australia ở phía Bắc thủ đô Sydney đã trở thành vườn thú đầu tiên ở nước này nhập khẩu những con rắn hổ mang chúa. Mục đích của họ là nhân giống những cá thể rắn hổ mang chúa trong môi trường nuôi nhốt.

  • Xem trăn đá, sát thủ vùng đồng cỏ săn mồi

    Đây là một trong những loài trăn lớn nhất thế giới, có tên khoa học là Rock Python với kích thước đạt hơn 6m khi trưởng thành và vẫn có thể phát triển hơn nữa.

  • Lạng Sơn: Một loài cá quý đang bị tận diệt

    Trong một cuộc khảo sát về thảm thực vật ở dãy núi Mẫu Sơn, Đội cán bộ của Công ty CP Giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc đã tình cờ phát hiện ra loài bò sát sống cheo leo dọc các suối nước, khe vũng trên khu núi Mẫu Sơn.

  • Rắn sa mạc nghe bước chân chuột nhờ quai hàm

    Chỉ mới một vài thập kỉ trước, một số nhà khoa học nghi ngờ loài rắn không thể nghe. Rắn không có tai và lỗ tai bên ngoài, nên rất khó để tìm hiểu tại sao loài bò sát này có thể thu nhận được sóng âm.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.