Khám phá loài rắn má chỉ có ở Vườn QG Tam Đảo

 Các nhà nghiên cứu động vật vừa khám phá tại Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc loài rắn má dài 555mm - một trong 19 hay 20 loài thuộc giống rắn má Opisthotropis còn lại trên thế giới. 

 
Rắn má Tam Đảo
 
Loài rắn má này được khám phá ở Suối Bạc, độ cao 750m so với mực nước biển ở Vườn quốc gia Tam Đảo. Lưng rắn màu xám xanh ô liu đậm với hai sọc đậm dọc hai bên hông, phần tiếp giáp với hông và bụng có màu xám, chóp đuôi với nhiều đốm đen đậm. Mẫu vật chuẩn của loài này hiện đang lưu giữ tại bảo tàng động vật học Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 
 
Loài rắn má mới này có chiều dài cơ thể kể cả đuôi 555mm. Lưng có màu xám xanh ô liu đậm với hai sọc đậm dọc hai bên hông, phần tiếp giáp với hông và bụng có màu xám, chóp đuôi với nhiều đốm đen đậm 
 
Loài rắn mới này có tên khoa học là Opisthotropis tamdaoensis sp. n. Ziegler, David & Vu, 2008. Công trình này được xuất bản trên tạp chí chuyên ngành Hệ thống học động vật và Tiến hóa (ZooSystematics and Evolution) số 84, tập 2 năm 2008. 
 
Theo các nhà nghiên cứu, loài rắn má mới này thuộc họ rắn nước (Colubridae); trên thế giới có khoảng 19 hay 20 loài thuộc giống rắn má Opisthotropis tùy thuộc vào hệ thống phân loại của các nhà nghiên cứu, nhưng ở Việt Nam có 6 loài. 
 
Đây là công trình hợp tác quốc tế giữa TS.Thomas Ziegler - Vườn thú Cologne (Đức), GS. Patrick David - Phòng Hệ thống học động vật và Tiến hóa thuộc Bảo tàng lịch sử và Tự nhiên Paris (Pháp) và ông Vũ Ngọc Thành, Khoa Sinh học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 
 
Khám phá này là một trong những minh chứng cho thấy tầm quan trọng của Vườn quốc gia Tam Đảo đối với bảo tồn các loài động vật đặc hữu của Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế xã hội của địa phương đã đe dọa đến sinh cảnh của loài rắn nói trên. 

(Theo VietNamNet)

    Bài cùng chuyên mục

    • Kinh ngạc loài rắn hổ biết “ăn trộm” chất kịch độc

      Rắn Tiger keelback (rắn hổ keelback) vốn dĩ là một loài rắn không độc sống phổ biến ở Nhật Bản nhưng lại có khả năng hấp thụ chất độc từ thịt cóc để hóa thành một loài rắn cực kỳ nguy hiểm.

    • Sự thật về tác dụng chiếc lưỡi thò thụt của loài rắn

      Có nhiều giả thuyết về chức năng của chiếc lưỡi thò ra, thụt vào nhanh chóng ở loài rắn, từ việc tăng gấp đôi khả năng cảm nhận hương vị thức ăn, tới chiếc lưỡi bắt mồi và đâm chích kẻ thù. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy.

    • Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

      Đối với giới nghiên cứu bò sát, loài rắn không chỉ đẹp bên ngoài, mà còn là mắt xích quan trọng, đóng vai trò cân bằng sinh thái trong hệ sinh thái của con người. Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

     
     

    • Thiết kế web

      www.webdesign.vn

      Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

    • Tin kinh tế

      www.tinkinhte.com

      Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

    • Tin sức khỏe

      www.tinsuckhoe.com

      Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

    • Tin khoa học

      www.tinkhoahoc.com

      Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

    • Tin pháp luật

      www.tinphapluat.com

      tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

    Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

    Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

    Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

    Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

    Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.