Kỳ lạ loài rùa thải nước tiểu qua miệng

 Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một đặc điểm hết sức thú vị ở loài rùa mai mềm Trung Quốc. Theo đó, miệng là con đường chủ yếu giúp chúng bài tiết nước tiểu. Với khả năng kỳ lạ này, rùa mai mềm hoàn toàn có thể tồn tại trong môi trường nước mặn.

Rùa mai mềm Trung Quốc (hay còn gọi là ba ba trơn với danh pháp khoa học Pelodiscus sinensis) thường được tìm thấy trong khu vực đầm lầy, vùng ven hồ nước lợ. Tiến hành nghiên cứu một cách tỉ mỉ trên những con rùa mai mềm được mua từ khu phố Tàu tại Singapore, các chuyên gia nhận thấy loài bò sát này có thói quen dìm phần đầu xuống nước, mặc dù chúng thở bằng phổi như các sinh vật trên cạn.
 
Thông thường, một số loài cá bài tiết urê - hợp chất chủ yếu được tìm thấy trong nước tiểu - qua mang. Nhóm nghiên cứu suy đoán rùa mai mềm có khả năng đã thải urê từ miệng khi chúng chúc đầu vào nước, vì quan sát lúc này họ thấy một bộ phận rất lạ hình dạng giống mang bỗng nhô ra.
 
 
Rùa mai mềm Trung Quốc Pelodiscus sinensis (Ảnh: Serene Lee)
 
Mặt khác, quá trình đo lường urê trong nước tiểu rùa mai mềm bằng cách gắn ống nhựa vào đằng sau rồi giữ chúng trong hộp khô và sau đó mang ra một vũng nước, họ phát hiện loài bò sát này có thể ngâm đầu dưới nước trong khoảng thời gian lên đến 100 phút và lượng urê bài tiết qua đường miệng gấp khoảng 50 lần so với từ đằng sau.
 
“Chúng ta vẫn biết thận là bộ phận chịu trách nhiệm bài tiết urê ở động vật có xương sống, ngoại trừ cá. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên lại trái ngược với khái niệm phổ biến đó khi chứng minh được rằng miệng mới là đường thải chủ yếu của rùa mai mềm, thay vì thận”, Yuen Ip Kwong, một nhà sinh lý học phân tử tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết.
 
Các nhà khoa học phỏng đoán môi trường nước mặn chính là nguyên nhân hiện tượng này. “Uống nước ngọt là cách giúp rửa sạch urê trong cơ thể. Tuy nhiên, rùa mai mềm lại thường được tìm thấy trong vùng nước lợ hoặc thậm chí cả ở biển”, Ip Kwong nói thêm.
 
Những thông tin chi tiết của phát hiện trên đã được trình bày trong số ra ngày hôm qua (11/10) của tạp chí Journal of Experimental Biology.

(Theo Báo Đất Việt, Livescience)

Bài cùng chuyên mục

  • Thằn lằn cổ - Kỳ nhông (Sphenodon punctatus)

    Ở New Zealand và những hòn đảo gần đó có một loài động vật nguyên thủy rất kỳ lạ. Hình dáng trông giống con thằn lằn nhưng lại không phải là thằn lằn. Mồm rất giống mỏ chim, nên gọi là thằn lằn mỏ chim, dân gian gọi là con kỳ nhông. Đó là loài bò sát cổ có cách đây 200 triệu năm trước.

  • Phát hiện thêm loài thằn lằn bay mới

    Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện các xương của gần 50 bò sát có cánh thuộc một loài mới, loài Caiuajara dobruskii, sống trong suốt kỷ Creta tại Nam Brazil, theo một nghiên cứu xuất bản trên truy cập mở của tạp chí PLOS ONE hôm 13/8/2014 bởi Paulo Manzig đến từ trường Đại học Universidade do Contestado, Brazil và các đồng nghiệp.

  • Rắn hổ mang được tạo điều kiện để giao phối

    Theo tờ Daily Telegraph, công viên bò sát Australia ở phía Bắc thủ đô Sydney đã trở thành vườn thú đầu tiên ở nước này nhập khẩu những con rắn hổ mang chúa. Mục đích của họ là nhân giống những cá thể rắn hổ mang chúa trong môi trường nuôi nhốt.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.