Rắn sa mạc nghe bước chân chuột nhờ quai hàm

 Chỉ mới một vài thập kỉ trước, một số nhà khoa học nghi ngờ loài rắn không thể nghe. Rắn không có tai và lỗ tai bên ngoài, nên rất khó để tìm hiểu tại sao loài bò sát này có thể thu nhận được sóng âm.

Tuy nhiên, rắn cũng có tai trong và ốc tai, các nhà khoa học đã quan sát loài vật này phản ứng với kích thích âm thanh. Nhưng thông tin chính xác về việc rắn có thể nghe được mà không cần tai ngoài vẫn chưa được làm rõ. Trong một nghiên cứu mới, nhà vật lý học Paul Friedel và J. Leo van Hemmen thuộc đại học Technische Universitat Munchen (Đức) cùng với nhà sinh học Bruce Young thuộc đại học Washburn (Kansas) đã đưa ra một mô hình giải thích cách loài rắn vipe có sừng ở sa mạc (Cerastes cerastes) có thể nghe bằng quai hàm của nó.
 
Mặc dù phương thức nghe nhờ quai hàm đã được biết đến rộng rãi, nhưng nghiên cứu đã sử dụng kĩ thuật hải quân để giải thích cách thức sự rung từ quai hàm đi qua đầu rắn và đưa âm thanh đến não con vật. Các nhà khoa học cũng giải thích một trong những phần gây hứng thú trong phương thức nghe nhờ quai hàm, đó là bên phải và bên trái của quai hàm có thể cử động độc lập để định vị nguồn âm thanh, ví dụ như vị trí bước chân của con chuột.
 
Friedel phát biểu với phóng viên của PhysOrg.com: “Cho đến bây giờ, không ai có thể nghĩ đến một điều là rắn có thể sử dụng quai hàm để nghe âm thanh nổi. Tuy nhiên, điều này rất quan trọng vì nghe được âm thanh nổi thì mới xác định được nguồn âm thanh. Do đó, chúng tôi đã giải thích việc nghe bằng quai hàm mang lại nhiều thông tin cho loài rắn như thế nào, và nó không đơn giản chỉ là một hệ thống cho biết rằng có thứ gì đó đang ở đằng kia”.
 
Bước chân của một con chuột trên cát sa mạc sẽ tạo ra sóng bề mặt (cụ thể là sóng Raleigh) với bước sóng vào khoảng 15 centimet và biên độ là 1 micromet. Sóng bề mặt này cũng tương tự như sóng nước, các hạt cát tạo thành những chuyển động hình elip. Vận tốc của sóng vào khoảng 45 met một giây. Tần số của nó nằm trong khoảng 200 đến 1000 Hz – rơi vào đúng độ nhạy tối ưu của loài rắn (các tần số trong khoảng 300 Hz).
 
Con rắn vipe có sừng sống trên sa mạc đang áp đầu xuống cát để nghe ngóng con mồi. Một làn sóng trên bề mặt cát làm rung chuyển độc lập bên phải và bên trái của quai hàm. Chấn động này truyền đến xương vuông, xương bàn đạp và tai trong. (Ảnh: Friedel, et al)
 
Khi con rắn sa mạc vipe có sừng áp quai hàm xuống cát, chấn động từ bước chân chuột đi qua bên dưới cả hai bên hàm. Chấn động truyền qua đầu con rắn, qua hai xương: xương vuông và xương bàn đạp, sau đó kích thích ốc tai. Cơ quan thính giác của nó nhờ cử động hàm có thể cảm nhận được vận động cỡ angstrom (một nguyên tử). Các nhà khoa học đã xác định được biên độ hàm dưới của con rắn chỉ bằng khoảng 1 nửa biên độ của sóng bề mặt (1 micromet) – do đó biên độ của sóng là khá lớn để con rắn có thể nghe hiệu quả.
 
Từ ốc tai, tín hiệu âm thanh được tiếp âm dọc theo các đường trễ sợi trục đến một nhóm các nơron bố trí theo bản đồ địa hình trên não. Các nhà khoa học đã mô hình hoá mạng lưới nơron thần kinh này, trong đó mỗi nơron tiếp nhận kích thích chính xác đến một phần triệu giây đối với khác biệt thời gian trong tai cụ thể, hay là sự khác biệt về thời gian giữa các tín hiệu nhận từ bên phải và bên trái quai hàm. Khi nơron tiếp nhận thông tin, nó giống như một chỉ thị đầu vào giúp con rắn xác định chính xác vị trí con mồi.
 
Cách nghe này đã chứng tỏ loài rắn có một phương thức nghe thật khác biệt. Và phương thức đó không chỉ có thực mà còn là một kĩ năng hiệu quả nhằm tồn tại. Theo như Friedel giải thích, phương thức nghe nhờ quai hàm mang lại một vài ưu điểm so với phương thức nghe nhờ tai ngoài thông thường.
 
Friedel cho biết: “Điều này liên quan đến một vấn đề gọi là trở kháng phối hợp. Nếu âm thanh do không khí sinh ra tiếp xúc với bề mặt mô, phần lớn năng lượng sẽ bị phản xạ. Đó là do trở kháng âm (một đơn vị dùng để xác định mức độ dễ dàng một sóng âm thanh có thể được phát ra) của không khí nhỏ hơn nhiều so với trở kháng âm của mô (hay tai trong). Để giải quyết vấn đề này, tai giữa của động vật có vú sở hữu 3 xương nhỏ giúp truyền âm thanh từ màng nhĩ đến tai trong. Loài rắn không có tai giữa cũng như 3 xương nhỏ, nhưng bằng cách sử dụng con đường quai hàm – xương vuông – xương bàn đạp, nó đã tránh được vấn đề trở kháng phối hợp”.

(Theo Physorg)

Bài cùng chuyên mục

  • Bò sát thời tiền sử hiện diện giữa biển cả

    Cự đà biển sống ở quần đảo Galapagos, nằm ở phía tây Ecuador, cách đất liền 1.000 km. Theo các chuyên gia, loài bò sát này hiện diện ở đây từ thời tiền sử.

  • Xem trăn đá, sát thủ vùng đồng cỏ săn mồi

    Đây là một trong những loài trăn lớn nhất thế giới, có tên khoa học là Rock Python với kích thước đạt hơn 6m khi trưởng thành và vẫn có thể phát triển hơn nữa.

  • Lạng Sơn: Một loài cá quý đang bị tận diệt

    Trong một cuộc khảo sát về thảm thực vật ở dãy núi Mẫu Sơn, Đội cán bộ của Công ty CP Giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc đã tình cờ phát hiện ra loài bò sát sống cheo leo dọc các suối nước, khe vũng trên khu núi Mẫu Sơn.

  • Thằn lằn "cầu vồng" lộ diện tại Campuchia

    Khi những tia nắng mặt trời chiếu lên da một loài thằn lằn mới được phát hiện trong rừng nhiệt đới tại Campuchia, nhiều màu sắc sẽ hiện ra giống như hiệu ứng cầu vồng.

  • Kỳ dị "quái vật" giống siêu nhân

    Với màu sắc khá kỳ lạ, chúng được gọi là thằn lằn "quái vật", hoặc thằn lằn "siêu nhân". Thằn lằn "siêu nhân" có tên khoa học là Agama mwanzae, một loài bò sát thuộc họ Agamidae. Chúng là loài đặc hữu ở Tanzania Rwanda và Kenya.

  • Phát hiện mới: Cá sấu biết leo cây

    Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện cá sấu là loài động vật có khả năng “di chuyển nhanh ngoạn mục” trên mặt đất, có thể leo cao tới 5m và bò ra các nhánh cây tới 4m nhằm giám sát khu vực xung quanh nơi chúng sinh sống.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.