Rồng Komodo dùng nọc độc để giết mồi

 Loài thằn lằn lớn nhất thế giới, rồng Komodo, có nọc độc trong miệng để làm tê liệt con mồi. Phát hiện này cho thấy chúng nguy hiểm hơn nhiều so với nhiều loài bò sát khác. 

 
Một con rồng Komodo.
 
Sau khi cắn con mồi, rồng Komodo thường để chúng bỏ chạy và không đuổi theo. Tuy nhiên, những con vật bị rồng cắn luôn chết vì chảy máu liên tục. Tới lúc đó rồng mới ăn thịt mồi. Do con mồi không chết ngay nên nhiều nhà khoa học tin loài thằn lằn lớn nhất hành tinh không có nọc độc. Thay vào đó, những vi khuẩn trong miệng giúp chúng ngăn chặn sự đông máu của con mồi. 
 
Khi nhận được tin một con rồng Komodo tại vườn thú Singapore sắp chết vì ốm nặng, các nhà khoa học của Đại học New South Wales (Australia) quyết định tìm hiểu xem nó có độc hay không. Họ mang theo thiết bị chụp cộng hưởng từ tới Singapore để nghiên cứu miệng con vật. Những hình ảnh ba chiều cho thấy, trong miệng rồng Komodo có nọc độc và các tuyến dẫn độc. 
 
"Nọc trong miệng rồng Komodo có độc lực rất mạnh, giống như chất độc của nhiều loài rắn. Khi chúng cắn, chất độc sẽ theo nước bọt ngấm vào cơ thể con mồi. Chất độc khiến con mồi choáng váng vì tê liệt thần kinh, làm giãn mạch máu và ngăn chặn sự đông máu. Sau khi bỏ chạy con mồi sẽ chết sau khi máu chảy hết", Stephen Wroe, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, nói. 
 
Từ trước tới nay giới khoa học cho rằng chỉ có hai loài thằn lằn có độc. Đó là thằn lằn da hột và thằn lằn Gila monster. Chúng phân bố ở Mexico và các bang phía nam nước Mỹ. 
 
Rồng Komodo sống tại Indonesia. Những con trưởng thành có thể dài hơn 3 mét và nặng tới 70 kg. Thức ăn chủ yếu của chúng là động vật có vú, bò sát và chim. Trong vài trường hợp chúng tấn công cả người. Khả năng cắn của rồng yếu hơn nhiều so với những con cá sấu cùng kích cỡ. Với số lượng khoảng vài nghìn con trên khắp hành tinh, rồng Komodo là một trong những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.

(Theo VnExpress)

Bài cùng chuyên mục

  • Thạch sùng biết bay và tàng hình của VN

    Rất nhiều điều lạ lùng của thế giới bò sát đã được hội tụ trong con vật bé nhỏ - thạch sùng đuôi thùy.

  • Tiết lộ bí mật của các loài rắn

    Rắn là loài động vật bò sát không có gì xa lạ với con người nhưng xung quanh chúng lại tồn tại biết bao "bí mật" mà không phải ai cũng biết.

  • Phát hiện loài bò sát mới

    Loài bò sát này sinh sống tại vùng núi thuộc khu vực Chà Nòi của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Tên gọi nôm na của chúng là thằn lằn tai, còn tên khoa học là Tripidophrus nogeler.

  • Tại sao rùa biển lại lặn sâu dưới nước

    Các nhà nghiên cứu đã hiểu được tại sao rùa biển thường kiếm ăn và sinh tại vùng nước nông hay trên cạn nhưng lại lặn ngụp rất sâu trong lòng đại dương. Người ta đang theo dõi, tìm hiểu loài bò sát này.

  • Phát hiện loài bò sát lưỡng cư quý hiếm ở Quảng Ngãi

    Ếch Cây Sần Tay Lo, tên khoa học Theloderma Stellatum, đặc biệt quý hiếm và nằm trong Sách đỏ quốc tế (IUCN), được các chuyên gia Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Wildlife At Risk phát hiện ở rừng núi Quảng Ngãi.

  • Rái cá ăn thịt cá sấu

    Con rái cá dồn cá sấu vào gần gốc cây, ghì xuống tấn công khiến con mồi không thể chống cự rồi bắt đầu ăn thịt.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.