Rùa tai đỏ

 Rùa tai đỏ (Trachemys scripta elegans) là loài động vật thuộc bộ rùa (Testudinata), lớp bò sát (Reptilia), phân bố tự nhiên ở các vùng nước nội địa Bắc Mỹ. Đây là loài rùa cỡ nhỏ (chiều dài của mai rùa chỉ đạt khoảng 20-25cm), ở vùng lưng, cổ của loài rùa này thường hay có mảng đỏ, trên mai rùa có những sọc vàng cam.

Do có vẻ đẹp hình thái và khả năng thích ứng cao (rất dễ nuôi) nên rùa tai đỏ được bán để nuôi làm vật cảnh. Ở nước ta, loài rùa tai đỏ đã có mặt hơn 10 năm nay và được bán làm vật nuôi cảnh, nhiều nhất là ở Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa thấy có văn bản chính thức của cơ quan chức năng cho phép nhập và nuôi loài rùa này.
 
Khả năng thích nghi cao, đặc biệt là với điều kiện khí hậu ấm áp, nhiều ao hồ, đầm lầy, sông suối như ở nước ta, nếu để rùa tai đỏ thoát vào thiên nhiên thì chúng sẽ nhanh chóng phát triển và hình thành quần thể theo hướng tự nhiên hóa. Khi đó chúng sẽ đe dọa các loài bản địa. Chưa kể một số nghiên cứu còn cho thấy loài này có thể mang vi khuẩn Salmonella, khi nhiễm vào thức ăn sẽ gây độc hại cho con người.
 
Lo ngại về khả năng xâm hại của loài rùa tai đỏ này đối với loài bản địa, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã liệt kê loài này trong danh sách 206 loài xâm hại toàn cầu và 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. Do vậy nên hết sức cẩn trọng với rùa tai đỏ. Không nên nuôi thương phẩm để tránh xảy ra những tai họa như với ốc bươu vàng.
 
 
Rùa tai đỏ Trachemys scripta elegans (ảnh: )

(Theo Tuổi trẻ)

Bài cùng chuyên mục

  • Khám phá bốn loài thằn lằn mới ở Việt Nam

    Bốn loài thằn lằn đá mới đã được khám phá ở miền Tây Nam bộ Việt Nam. Khám phá này vừa công bố trên Tạp chí Herpetologica, một tạp chí khoa học quốc tế chuyên về các loài lưỡng cư và bò sát. Bốn loài thằn lằn đá con ngươi tròn đặc hữu giống Cnemaspis thuộc họ Tắc kè - Gekkonidae được khám phá ở miền Tây Nam bộ Việt Nam.

  • Lạ lùng loài vật có "vũ khí tán gái" nhất Việt Nam

    Con vật này sẽ khiến nhiều người giật mình vì vẻ ngoài ấn tượng - được xem là vũ khí "tán gái" trong mùa sinh sản.

  • Phát hiện loài "rắn mù" kỳ lạ ở Brazil

    Một loài động vật mới có hình dáng kỳ lạ được các nhà sinh thái học phát hiện dưới lòng hồ thủy điện trên một dòng sông ở Rondonia, Brazil.

  • Loài rắn biển độc chết người

    Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Queensland vừa khám phá ra bí mật của các con rắn biển có nọc độc nguy hiểm chết người vốn trước đây được coi là thuộc về một loài duy nhất.

  • Những chuyện lạ ít biết về loài rắn

    Rắn là động vật bò sát, máu lạnh, cùng lớp với các loài vật có vảy như thằn lằn, tắc kè nhưng lại có răng. Ngoài ra, rắn còn là động vật không tai, không mũi, nhưng lại rất thính và rất tinh, có thể nghe và đánh hơi thấy mùi từ rất xa. Chưa hết, rắn còn có vũ khí sinh học rất lợi hại, đó là răng nanh và nọc độc..., nhưng vẫn còn nhiều điều chưa biết về loài động vật bò sát này.

  • Muỗi tiến hóa đe dọa động vật hoang dã trên đảo Galapagos

    Loài rùa khổng lồ đảo Galapagos và các động vật hoang dã tiêu biểu khác đang phải đối mặt với nguồn bệnh tật mới khi muỗi trên đảo này bỗng nhiên thay đổi nguồn thức ăn sang máu bò sát.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.