Ở New Zealand và những hòn đảo gần đó có một loài động vật nguyên thủy rất kỳ lạ. Hình dáng trông giống con thằn lằn nhưng lại không phải là thằn lằn. Mồm rất giống mỏ chim, nên gọi là thằn lằn mỏ chim, dân gian gọi là con kỳ nhông. Đó là loài bò sát cổ có cách đây 200 triệu năm trước.
(Ảnh: ryanphotographic)
Kỳ nhông dài từ 30-60m, xương đầu có 2 hốc tai lớn. Răng liền xương hàm ếch, chứ không mọc trên lợi. Nó có cái đầu hình tam giác rất lớn, trên đầu có một mắt trán đã thoái hóa, rất sợ ánh sáng. Do đó, ban ngày nó đều trốn trong hang, buổi tối mới ra ngoài hoạt động kiếm thức ăn. Thường chúng tìm đến những nơi ẩm hoặc ven bờ nước để tìm ăn những động vật thân mềm hoặc loài giáp xác, loài nhuyễn thể.
Kỳ nhông rất ít khi tự đào hang, thích ở chung với chim biển. Tuy 2 bên không cùng một tiếng nói nhưng vẫn chung sống hòa bình. Ở New Zealand có hàng triệu con hải yến đến đào hang làm tổ vào mùa sinh sản. Kỳ nhông vào tổ hải yến cứ tự nhiên như vào nhà mình. Phân chim là nguồn thức ăn cho nhiều loại côn trùng, và côn trùng lại là thức ăn ngon của kỳ nhông, nhờ đó trứng và chim non không sợ bị côn trùng làm hại, ra đời một cách yên ổn. Kỳ nhông cũng đẻ trứng ở đó, mỗi lần đẻ 8-15 quả, ấp 15 tháng mới nở, đến 20 tuổi mới trưởng thành, sống lâu trên 100 tuổi.
Kỳ nhông xuất hiện hơn 200 triệu năm trước. Thời đó rất nhiều kỳ nhông, phân bố rộng khắp nơi trên toàn thế giới. Trải qua nhiều năm tháng sinh tồn và phát triển, về ngoại hình cũng như kết cấu bên trong kỳ nhông vẫn không có gì thay đổi, nên được coi là hóa thạch sống. Cũng vì nhiệt độ không khí bên ngoài thiên biến vạn hóa, cơ thể kỳ nhông lại không có chức năng điều hòa nhiệt độ, nên hiện nay chúng chỉ còn phân bố ở vùng tương đối ấm áp.
(Ảnh: ryanphotographic)