Thằn lằn đực ngụy trang để tránh bị ăn thịt

 Các nhà khoa học cho biết, trong tự nhiên, thằn lằn đực trưởng thành khi tìm con cái để giao phối thường gặp phải các con đực khác tấn công và xua đuổi. 

Để quá trình giao phối được hoàn thành và thuận lợi, những con thằn lằn đực này cần một khoảng thời gian ngắn để thay đổi màu sắc trên cơ thể mình sao cho thật giống với thằn lằn cái nhằm tránh bị tấn công. 
 
Trong một phát hiện mới nhất của mình, PGS Scott Keogh-Viện sinh vật học, Đại học Quốc gia Úc cho biết: “màu sắc của thằn lằn đực trưởng thành trông rất bắt mắt, do đó nó càng có ý thức về vùng lãnh địa của cá thể. Còn màu sắc của con cái thông thường là màu nâu nhạt. Vì vậy, con đực trưởng thành thường phải thay đổi cả màu sắc ở phần bụng và thân của mình. "
 
Thằn lằn tự thay đổi màu sắc để tránh bị tấn công...
 
Bởi nếu chúng chỉ là thay đổi màu sắc của phần lưng hoặc hai bên, thì chúng rất dễ bị nhận ra là con đực. Ngón đòn giới tính này có thể nói là ưu thế cho loại thằn lằn đực trưởng thành trong mùa sinh sản. Như vậy chúng có thể sẽ được ở cùng với con cái suốt trong mùa sinh sản, có điều dù chúng nguỵ trang thế nào thì mùi hôi của chúng vẫn là mùi hôi của con đực. 
 
Nhóm nghiên cứu của Scott Keogh đã ra cánh đồng hoang bắt một số thằn lằn nói trên, đồng thời loại bỏ tất cả những phần liên quan đến giới tính của chúng. Sau đó gắn thẻ phân biệt kèm chất dịch có mùi của con cái lên con cái và con đực giả dạng con cái đặt phía trước các con thằn lằn đực điển hình. Các con đực điển hình này bèn dùng lưỡi liếm lên các thẻ có mùi hôi, thì các con cái đeo thẻ lập tức có những phản ứng riêng của nó, riêng các con đực giả dạng con cái thì không có những phản ứng đặc trưng này. 
 
Do đó nhóm nghiên cứu cho rằng, con đực trưởng thành sẽ bị bề ngoài mê hoặc, nhưng không thể mê hoặc chúng bởi mùi hôi giới tính. 
 
Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện những con đực giả dạng con cái này dùng hết tâm sức cố gắng “cắn cuống lưỡi” giữ một khoảng cách “ân ái” với những con đực điển hình, đề phòng con đực điển hình phát hiện ra bí mật của chúng. Các loài động vật khác, như loài cá chẳng hạn, thông thường cũng áp dụng ưu thế về giới tính này để nguỵ trang. 
 
Loại nghiên cứu này lần đầu phát hiện ở động vật bò sát cũng có kiểu đánh lừa như thế, đồng thời ngoài nghiên cứu đặc biệt nhất này thì cũng phân tách được mối liên hệ của thị giác và khứu giác. 
 
Nhóm nghiên cứu phát hiện, không phải tất cả các con thằn lằn đực trưởng thành nào cũng biết sử dụng "kỹ xảo" tự nguỵ trang như thế này. Năng lực tự thay đổi màu sắc của thằn lằn rất mạnh, giới tính là một loại tránh chiến tranh của Thằn lằn mà biến sắc lại là sở trường của chúng khiến chúng được mệnh danh bằng một mỹ từ ”rồng biến sắc”. 
 
Thay đổi màu sắc giống màu cây của thằn lằn khi ánh nắng mặt trời chiếu xuyên qua vùng khô, thì màu sắc toàn thân trở thành màu nhạt còn phần đầu và cổ của chúng sẽ trở thành màu đỏ, nếu chúng nhảy sang một nơi ẩm thấp thì màu đỏ trên đầu và cổ chúng sẽ dần biến mất, màu sắc toàn thân sẽ tối dần. Sự thay đổi màu sắc của Thằn lằn là một loại thay đổi của hành vi sinh lý không phải tuỳ tiện.

(Theo VietNamNet)

Bài cùng chuyên mục

  • Tìm thấy loài tắc kè “siêu ngụy trang”

    Một loài tắc kè mới “siêu ngụy trang” đã được các nhà khoa học phát hiện ẩn náu tại những vùng đồi thấp dưới chân dãy núi Cardamom, Campuchia.

  • Kỳ đà khổng lồ khiến giới khoa học bối rối

    Những tin đồn về loài thằn lằn bí ẩn có chiều dài thân tới 1,8 m đã xuất hiện tại Philippines từ hàng trăm năm trước, song mãi tới gần đây các nhà khoa học phương Tây mới tìm thấy chúng.

  • Loài rùa biển luýt khổng lồ

    Rùa biển luýt Leatherback (Dermochelys coriacea) được công nhận là loài rùa biển lớn nhất trên thế giới và là loài bò sát đứng thứ tư về độ lớn sau 3 loài cá sấu khổng lồ.

  • Tại sao thằn lằn lại chạy bằng hai chi sau?

    Tại sao lại phải chạy chỉ bằng chi sau khi cả 4 chi mà tạo hóa ban tặng phối hợp với nhau rất nhịp nhàng? Đây là câu hỏi khiến Christofer Clemente phải đau đầu.

  • Cuộc sống thật ngắn ngủi

    Một loài tắc kè hoa màu xanh có đốm tại Madagascar đang giữ kỷ lục thế giới về tốc độ trong số gần 30.000 loài vật có 4 chân và xương sống khác.

  • Phát hiện những loài thằn lằn mới tại Úc

    Nghiên cứu của Đại học Adelaide đã phát hiện rằng có nhiều loài thằn lằn tồn tại tại Úc hơn chúng ta từng nghĩ, điều này đưa ra câu hỏi về việc bảo tồn và quản lý loài bò sát bản địa này của Úc.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.