Các loài chim nhỏ dần vì biến đổi khí hậu

 Trọng lượng và độ dài cánh của hàng trăm loài chim đang giảm dần vì hiện tượng ấm lên toàn cầu.

 
Chim mỏ to ngực hồng. Ảnh: bobnaturephoto.com.
 
Quy luật Bergman trong sinh học khẳng định: Nhiệt độ môi trường càng cao thì kích thước của động vật càng giảm. Vì thế mà những loài sống ở các vĩ độ bắc thường có kích thước lớn hơn những loài sống ở các vĩ độ thấp. 
 
Nguyên nhân khiến định luật Bergman xảy ra vẫn là một bí ẩn. Tuy nhiên, nó khiến một số nhà khoa học đặt câu hỏi: Liệu kích thước của động vật có thay đổi theo tình trạng ấm lên toàn cầu hay không? 
 
Theo BBC, để tìm hiểu, tiến sĩ Josh Van Buskirk của Đại học Zurich tại Thụy Sĩ và Robert Mulvihill, Robert Leberman – hai chuyên gia thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Carnegie tại thành phố Rector, bang Pennsylvania, Mỹ - quyết định nghiên cứu kích thước của vài 486.000 con chim thuộc 102 loài từng bị các nhà khoa học bắt trong hành trình di cư qua địa phận bang Pennsylvania từ năm 1961 tới năm 2007. 
 
Kết quả cho thấy sự suy giảm trọng lượng cơ thể và chiều dài sải cánh thể hiện ở 60 loài chim di cư vào mùa xuân, 75 loài di cư vào mùa thu, 51 loài di cư vào mùa hè và 20 loài di cư vào mùa đông trong khoảng thời gian 46 năm. 
 
Trên thực tế thì sự suy giảm trọng lượng và độ dài sải cánh ở chim không đáng kể. 
 
“Nếu tính trung bình, trọng lượng cơ thể những loài di cư vào mùa xuân chỉ giảm 1,3% trong 46 năm. Với một con chim chích nặng 10 g thì trọng lượng chỉ giảm 130 mg”, tiến sĩ Buskirk nói. 
 
Nhưng tốc độ giảm kích thước ở nhiều loài lớn hơn mức trên. Ví dụ, tỷ lệ giảm trọng lượng ở loài chim mỏ to ngực hồng vào khoảng 4%. 
 
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kích thước cơ thể của nhiều loài chim Bắc Mỹ, phần lớn là chim biết hót, đang ngày càng giảm”, BBC dẫn lời tiến sĩ Buskirk. 
 
Hiện tượng giảm kích thước cơ thể đã tác động tới ít nhất 20 thế hệ chim. Tuy nhiên, số lượng của chúng không hề giảm. Điều đó cho thấy những loài chim ở Bắc Mỹ đang tuân theo quy luật Bergman bằng cách thu nhỏ cơ thể khi nhiệt độ tăng. 
 
Ba nhà nghiên cứu chưa biết liệu xu hướng thu nhỏ kích thước cơ thể có gây nên hậu quả dài hạn nào với chim hay không. 
 
“Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy một số loài sẽ hưởng lợi và một số loài khác sẽ chịu ảnh hưởng xấu khi nhiệt độ tăng. Chúng ta không thể biết trước những loài nào sẽ chịu tác động xấu”, Buskirk phát biểu. 
 
Buskirk cho rằng, các nhà khoa học cần thu thập thêm dữ liệu để xác nhận xu hướng này và tìm hiểu xem liệu xu hướng giảm kích thước có thể xảy ra với các loài động vật khác hay không.

(Theo VnExpress)

    Bài cùng chuyên mục

    • “Dân số” chim biển giảm báo động

      “Dân số” của gần một nửa loài chim biển trên thế giới đang suy giảm ở mức đáng báo động, nhất là chim hải âu, theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí của Tổ chức Bảo tồn chim quốc tế.

    • Chim cánh cụt lạc vào New Zealand

      Một chú chim cánh cụt Hoàng đế sống ở Nam Cực đã bất ngờ xuất hiện tại bờ biển New Zealand và gây xôn xao cho người dân cũng như các chuyên gia ở đây.

    • Chim sẻ mang H5N1

      Các nhà khoa học Trung Quốc ở Viện Virus học Vũ Hán (Hồ Bắc) cho biết đã phát hiện virus H5N1 trên chim sẻ từ hai năm trước. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy virus nguy hiểm này ở loài chim không có tập tính di cư (trước đây Trung Quốc vẫn thường cho rằng nguyên nhân gây bùng phát dịch cúm gia cầm là do những loài chim di cư).

    • Gắn thiết bị vệ tinh theo dõi chim

      Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Nghiên cứu các loài chim - The Trust (Anh) vừa gắn môt thiết bị vệ tinh tự động (GPS) cho những chú chim cúc cu, nhằm theo dõi sự di cư của chúng để xác định nguyên nhân biến mất của một số loài.

    • "Mưa chim" tại Mỹ là do ánh đèn điện

      Ánh sáng nhân tạo từ thành phố có thể là một trong những nguyên nhân khiến hàng nghìn con chim lao xuống đất tại Mỹ trong quá trình di cư.

    • Xuất hiện đàn chim “lạ” gần Công trình thủy điện Lai Châu

      Hơn một tuần nay trên địa bàn hai xã Mường Tè, Mường Mô của huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu), khu vực gần Công trình thủy điện Lai Châu sắp tiến hành ngăn sông Đà đợt 1, xuất hiện hàng trăm con chim lạ.

     
     

    • Thiết kế web

      www.webdesign.vn

      Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

    • Tin kinh tế

      www.tinkinhte.com

      Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

    • Tin sức khỏe

      www.tinsuckhoe.com

      Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

    • Tin khoa học

      www.tinkhoahoc.com

      Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

    • Tin pháp luật

      www.tinphapluat.com

      tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

    Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

    Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

    Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

    Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

    Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.