Chim di cư ban đêm theo đàn phân tán

 Một phân tích mới đây chỉ ra rằng loài chim không bay một mình khi di cư vào ban đêm. Ít nhất thì một số con cũng đi thành nhóm với nhau trong hành trình di cư của mình, chúng vẫn bay nối đuôi nhau ngay cả khi cách xa nhau 200m hoặc hơn thế. 

Nghiên cứu do đại học Illinois và Khảo sát lịch sử tự nhiên Illinois thực hiện đã được đăng tải tháng này trên tờ Integrative and Comparative Biology. Đây là nghiên cứu đầu tiên xác nhận bằng số liệu thống kê những gì các nhà điểu cầm học và người quan sát đã ngờ vực từ lâu: loài chim bay cùng nhau theo đàn rời rạc trong suốt hành trình di trú ban đêm của chúng. 
 
Các nhà nghiên cứu đã bỏ ra hàng thập kỉ để xác định chim di trú vào ban đêm – thời điểm đa số các cuộc di trú diễn ra - như thế nào. Nhưng theo dõi dấu vết các vệt thể bay kích cỡ nhỏ vào ban đêm với độ cao ¼ dặm đến 1 dặm không phải là công việc dễ dàng. Họ đã phải sử dụng tia sáng dừng, đèn chiếu gắn rada, và một chiếc radda phạm vi rộng để biết được diễn biến của cuộc hành trình trong đêm. Một số người thậm chí còn chứng kiến những con chim bay ngang mặt trăng. 
 
Qua hàng thập kỉ quan sát tỉ mỉ, Ronald Larkin – trưởng nhóm nghiên cứu đồng thời là giáo sư sinh học động vật đã thực hiện nghiên cứu cùng Robert Szafoni - đã biết được rằng chim bay cùng với nhau vào ban đêm nhưng không theo đàn đông đúc như bay ban ngày. Larkin cũng là nhà sinh thái động vật hoang dã làm việc cho Khảo sát lịch sử tự nhiên Illinois (INHS) nơi Szafoni giữ vai trò nhà khoa học nghiên cứu. Szafoni hiện là thành viên của INHS. 
 
 
Ronald Larkin cùng cộng sự đã sử dụng chiếc rada theo dõi mật độ công suất thấp từ thời chiến tranh Hàn Quốc để phát hiện và ghi lại chi tiết những chuyến bay riêng lẻ của hai con chim cùng một lúc. Ông nói: “Cứ khi nào con chim bay thì chiếc rada sẽ chỉ về phía nó”. (Ảnh: Brian Stauffer, Đại học Illinois News Bureau)
 
Theo Larkin, các nghiên cứu trước đây “đôi khi quả quyết rằng chim bay cách xa nhau 10 mét nhưng bằng cách nào đó mà chúng vẫn duy trì thành nhóm với nhau”. Nhưng bằng chứng chứng minh thì “còn gián tiếp và mang tính gợi mở”. 
 
Ngay cả khi có giả thuyết là chim bay thành đàn với nhau thì cũng không có ai biết liệu chúng bị cuốn vào thành nhóm một cách bị động hay chúng chủ động bay cùng nhau. 
 
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tiếp cận thông tin về chuyến bay của loài chim theo cách mới mà Larkin đã thu thập được từ những năm 70 và 80 bằng cách sử dụng rada theo dõi công suất thấp. Chiếc rada phát ra sóng viba theo hình nón hẹp – tia bút chì có thể hướng đến bất cứ một vật thể nào trong phạm vi xác định. 
 
Larkin cho biết: “Nếu có con chim nào đó trở thành mục tiêu, chúng ta có thể nhận thấy nó qua tiếng báo hiệu của chiế rada. Chỉ cần vặn nút thì nó sẽ khoanh vùng mục tiêu, theo dõi mục tiêu dù con chim có bay đến tận đâu chiếc rada vẫn cứ theo dấu nó”. 
 
Chiếc rada theo dõi khoảng cách mục tiêu (tính từ rada), độ cao cũng như hướng chuyển động mọi lúc. Nó cũng cung cấp dữ liệu dùng để tính toán tần số đập cánh của mục tiêu. Do chiếc rada cũng có thể theo dõi côn trùng bay hay các loài động vật chân đốt khác, dữ liệu đập cánh rất quan trọng để phân biệt chim và bọ. 
 
Để thu thập được dữ liệu, Larkin và Szafoni cùng các cộng sự đã sử dụng chiếc rada theo phương thức mới. Một khi người điều khiển rađa đã xác định được vật thể bay có thể là một con chim thì người đó sẽ tiếp tục theo dõi chuyến bay của nó. Anh ta cũng cần phải tìm kiếm các vật thể khác nằm trong vùng tia rada. Nếu xuất hiện thêm một đối tượng tiềm năng nữa, chiếc rada có thể theo dõi nó một vài giây trước khi chuyển sang mục tiêu ban đầu. Bằng cách chuyến hướng qua lại giữa hai mục tiêu, người điều khiển có thể phân biệt chi tiết chuyến bay tách biệt của hai con chim cùng một lúc. 
 
Theo Larkin, việc xác định liệu hai con chim có chủ động bay cùng nhau đòi hỏi phải tinh tế, khéo léo. 
 
Ông cho biết: “Quay trở lại thời điểm những năm 1970, có trường hợp rõ ràng hai con chim bay song song với nhau từ cùng một hướng ở cùng độ cao, nhưng chúng lại bay với tốc độ khác nhau, một con đuổi theo con kia. Chúng chỉ giống như những chiếc ôtô chạy trên xa lộ. Đơn giản là chúng đi cùng một con đường nhưng không song hành cùng nhau”. 
 
Tương tự như thế, hai con vật có thể đi với tốc độ tương đương nhưng với góc hơi khác biệt với nhau. 
 
“Chỉ sau một lúc chúng đã cách xa nhau hàng kilomet”. Đây rõ ràng là bằng chứng xác thực để chứng minh những con chim không bay cùng nhau. 
 
Sau khi phân tích rất nhiều thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã xác định được rằng tỉ lệ các cặp chim di trú đáng kể mà họ đã theo dõi đều bay ở cùng độ cao, cùng tốc độ và cùng hướng. Một vài trong số các cặp chim cách xa nhau tương đối, khoảng 200 mét – đây là khoảng cách gần bằng 2 sân bóng đá – nhưng chúng vẫn bay cùng với nhau. 
 
Để xác định liệu những con chim có bị gió cuốn lại với nhau một cách bị động hay chúng chủ động bay thành nhóm, các nhà khoa học đã phân tích kiểu bay của côn trùng cùng các động vật chân đốt khác bay trong cùng khoảng không cùng thời điểm với những con chim. Các sinh vật bé nhỏ này phó mặc cho cơn gió nên đã khiến các nhà nghiên cứu có được bức tranh đáng tin cậy về mô hình các luồng không khí. 
 
Phân tích nói trên chứng minh rằng những con chim đi theo con đường riêng của chúng và không bị cuốn theo cơn gió một cách đơn giản. 
 
Larkin phát biểu: “Đối với tôi, đây là điều lý thú. Những con chim bay theo đàn giữa đêm trên bầu trời qua lãnh thổ mà chúng chưa bao giờ đặt chân tới trước đây”.

(Theo PhysOrg)

Bài cùng chuyên mục

  • Thiên đường của các loài chim

    Những cánh rừng ở Belize, Trung Mỹ, là nơi sinh sống của vô số các loài chim, từ diệc hổ cổ trần cho đến tu căng ngọc lục bảo.

  • Chim rơi hàng loạt tại Mỹ

    Hàng nghìn con chim di cư chết hoặc bị thương do lao xuống các bãi đỗ xe, sân bóng đá và những khu vực có tuyết ở phía nam bang Utah của Mỹ trong những ngày qua.

  • Thế giới của loài chim hoang Tufted Puffin ở Viễn Đông, Nga

    Chim Tufted Puffin (người bản địa thường gọi là Lunda Cirrhata) là một trong những loài chim biển thường sinh sống ven các bờ biển ở vùng Viễn Đông Nga và các vùng xích đạo phân tách của Bắc Băng Dương.

  • "Chim lạ" ở Lai Châu là cò nhạn

    Những con chim mới di cư tới khu vực Công trình thủy điện Lai Châu là con cò nhạn, nằm trong danh sách loài có nguy cơ tuyệt chủng.

  • Chim cũng biết “bảo kê”

    Nghiên cứu mới cho thấy loài chèo bẻo sa mạc Kalahari, hay còn gọi là chèo bẻo đuôi chĩa, hoạt động như thành viên của một băng bảo kê cho các loài chim khác.

  • Loài chim khổng lồ thời cổ đại săn mồi như thế nào

    Một nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng loài Andalgalornis, một loài chim săn mồi khổng lồ thời cổ đại, đã giết chết con mồi bằng cách sử dụng hộp sọ to lớn và cái mỏ khoằm tựa như một cái rìu nhỏ.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.