Chúa tể bầu trời ở Việt Nam

 Bộ móng vô cùng sắc lẹm của nó có thể xé bất cứ con mồi nào, dù dai như da trâu, đó là loài diều núi ở Việt Nam.

Tên khoa học của loài này là Nisaetus nipalense, thuộc chi Spizaetus, thuộc loài chim săn mồi. Chúng tương đối giống các loại đại bàng, và chúng cũng thuộc họ ưng. Trong họ ưng, chúng có cơ thể, sải cánh, cân nặng ở mức trung bình. Tuy nhiên, với bộ móng cực sắc, cặp chân hùng dũng, trông chúng rất oai vệ.
 
 
Ở các vùng miền núi Việt Nam, chúng xuất hiện tương đối ít, hiếm khi gặp, nhưng chúng thực sự là chúa tể bầu trời, là vua của các loài chim. Loài diều núi này sinh sống ở địa bàn khá rộng, từ Ấn Độ, Nepal và Sri Lanka đến Thái Lan, Đài Loan, Indonesia và Nhật Bản và Việt Nam.
 
Loài diều núi có độ dài thân từ 70 đến 100cm với sải cánh dài đến 1,8m. Ở Việt Nam, diều núi nhỏ hơn, nhưng chúng cũng được coi là loài chim lớn nhất sải cánh trên bầu trời. Con trưởng thành có màu nâu nhạt dưới bụng, cánh rất rộng và chiếc đuôi cong.
 
 
Ở mỗi địa bàn phân bố, chúng lại có một chút khác biệt. Ở Việt Nam, loài diều núi đặc trưng với một túm lông nhỏ ở trên đầu, trông rất oai vệ. Giống như hầu hết các loài chim, chúng làm tổ trên cây. Tổ của chúng thường được đặt ở vị trí cao, trên đỉnh núi hiểm trở, rừng rậm. 
 
Môi trường sống của chúng thông thường là các dãy núi có độ cao 2500 mét hoặc hơn. Ở Việt Nam, núi cao như thế tương đối ít, nên diều núi cũng chấp nhận môi trường sống thấp hơn. Chúng phân bố ở hầu hết các tỉnh thành miền núi phía Bắc, dọc dải miền Trung, và hết vùng Tây Nguyên. 
 
 
Nó lựa chọn những vách núi, những khu rừng không có người qua lại để làm tổ và đẻ trứng. Loài diều núi cũng đẻ trứng, ấp con, nhưng điều khác biệt với các loài chim là nó chỉ đẻ một trứng. Diều núi ăn động vật có vú nhỏ, chim và nhiều loài bò sát. Chúng quắp cả con gà lên không trung, chộp cả chú rắn độc bay lên trời xanh.
 
Mặc dù số lượng diều núi vẫn còn khá nhiều, chưa bị đe đọa trên toàn cầu, nhưng số lượng của chúng đang suy giảm nghiêm trọng. Chúng có vẻ đẹp thần thánh của loài chim, nên bị giới chơi chim săn lùng ráo riết. Ở nước ngoài, loài này đã trở thành vật nuôi làm cảnh nhiều năm nay. Hiện người Việt cũng bắt đầu chơi diều núi.
 
 
 
Người mê chim sẵn sàng bỏ ra số tiền 10 triệu đồng để mua một chú diều núi về chơi. Tuy nhiên, việc chúng sinh sản quá ít, chỉ đẻ 1 trứng/lần, cộng với việc săn lùng ráo riết, nên chúng ngày một hiếm ở môi trường tự nhiên. Ở Việt Nam, chúng là loài cấm săn bắt.

(Theo VTC)

    Bài cùng chuyên mục

    • Thế giới nỗ lực bảo vệ chim sẻ

      Năm nay là năm thứ 3 thế giới tiến hành kỷ niệm Ngày chim sẻ thế giới (The World Sparrow Day – WSD) kể từ lần tổ chức đầu tiên diễn ra vào đúng dịp tôn vinh vẻ đẹp loài sẻ nhà (Passer domesticus) – ngày 20 tháng 3 năm 2010.

    • H7N3: Týp vi-rút phổ biến ở các loài chim

      H7N3 là loại vi-rút gây cúm A rất thông dụng ở các loài chim, theo công bố hồi gần gần đây của một nhóm nhà khoa học Mỹ - Canada.

    • Chim cũng thích 'môn đăng hộ đối'

      Những con cái ở đẳng cấp thấp cũng sẽ thích những con đực ở đẳng cấp thấp, ít nhất là trong thế giới loài chim.

     
     

    • Thiết kế web

      www.webdesign.vn

      Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

    • Tin kinh tế

      www.tinkinhte.com

      Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

    • Tin sức khỏe

      www.tinsuckhoe.com

      Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

    • Tin khoa học

      www.tinkhoahoc.com

      Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

    • Tin pháp luật

      www.tinphapluat.com

      tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

    Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

    Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

    Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

    Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

    Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.