Gắn thiết bị vệ tinh theo dõi chim

 Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Nghiên cứu các loài chim - The Trust (Anh) vừa gắn môt thiết bị vệ tinh tự động (GPS) cho những chú chim cúc cu, nhằm theo dõi sự di cư của chúng để xác định nguyên nhân biến mất của một số loài.

 
Thiết bị theo dõi GPS gắn trên lưng chim Cúc cu.
 
Máy vệ tinh GPS nặng 5 gram, có sợi dây mảnh và mềm, thuận lợi cho chim “mang vác”. GPS hoạt động 10 giờ/ ngày, không sợ bị cạn năng lượng do chạy bằng năng lượng mặt trời, có thể hoạt động từ 2-3 năm ngang với tuổi thọ của chim.
 
GPS sẽ thu hình ảnh các địa điểm chim di cư, sau đó tự động gửi về trung tâm qua hệ thống vệ tinh Argos. Argos có nhiệm vụ ghi nhận các thông tin về môi trường, cũng như về các loài động vật hoang dã khác. Đặc biệt, máy sẽ tự động thay đổi hướng quay khi chim đậu.
 
Các chuyên gia đeo năm máy vệ tinh GPS như chiếc ba lô trên lưng vào năm chú chim cúc cu đực. Những hình ảnh mà năm chú chim này đi qua giúp các chuyên gia có thể biết được những chỗ nguy hiểm khiến nhiều loài biến mất.
 
Phát biểu trên BBC, tiến sĩ Chris Hewson cho hay: “GPS là thiết bị hiện đại, giúp chúng tôi biết được môi trường sống mà loài chim thường di cư, cũng như những nguy hiểm có thể tấn công đời sống phong phú của chúng. Hiện, chúng tôi đang có dự án sản xuất nhiều và thu nhỏ loại máy vệ tinh này tuy nhiên chi phí còn khá cao, 2000 bảng Anh/chiếc”.
 
Được biết, tại các khu rừng ở Anh, hàng năm có tới hai phần ba số chim bị mất mà chưa rõ nguyên nhân. GPS chính là thiết bị theo dõi chim đầu tiên ở Anh giúp hạn chế những mất mát của thiên nhiên.

(Theo TPO)

    Bài cùng chuyên mục

    • Chim cánh cụt lạc vào New Zealand

      Một chú chim cánh cụt Hoàng đế sống ở Nam Cực đã bất ngờ xuất hiện tại bờ biển New Zealand và gây xôn xao cho người dân cũng như các chuyên gia ở đây.

    • Chim sẻ mang H5N1

      Các nhà khoa học Trung Quốc ở Viện Virus học Vũ Hán (Hồ Bắc) cho biết đã phát hiện virus H5N1 trên chim sẻ từ hai năm trước. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy virus nguy hiểm này ở loài chim không có tập tính di cư (trước đây Trung Quốc vẫn thường cho rằng nguyên nhân gây bùng phát dịch cúm gia cầm là do những loài chim di cư).

    • Các loài chim nhỏ dần vì biến đổi khí hậu

      Trọng lượng và độ dài cánh của hàng trăm loài chim đang giảm dần vì hiện tượng ấm lên toàn cầu.

     
     

    • Thiết kế web

      www.webdesign.vn

      Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

    • Tin kinh tế

      www.tinkinhte.com

      Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

    • Tin sức khỏe

      www.tinsuckhoe.com

      Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

    • Tin khoa học

      www.tinkhoahoc.com

      Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

    • Tin pháp luật

      www.tinphapluat.com

      tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

    Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

    Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

    Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

    Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

    Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.