Khám phá bí ẩn về loài chim báo hiệu cái chết

 Người ta còn đồn rằng, khi con người sắp chết, sẽ giải phóng một thứ mùi đặc trưng và chim lợn với thính giác nhạy bén, đã phát hiện ra và báo hiệu.

Cú lợn là loài chim rất thông minh, đáng yêu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chúng bị coi là quỷ dữ, khi người ta tin rằng, chúng là điềm báo cho một cái chết.Người Việt tin rằng, chim lợn kêu ở đầu hồi nhà ai thì nhà đó có người sắp chết. Chim cú lợn kêu 7 tiếng thì cái chết ứng vào nam giới, còn 9 tiếng thì ứng vào nữ giới.
 
 
Người ta còn đồn rằng, khi con người sắp chết, sẽ giải phóng một thứ mùi đặc trưng và chim lợn với thính giác nhạy bén, đã phát hiện ra và báo hiệu. Vì quan niệm như vậy, nên khi tiếng chim lợn kêu éc éc thành tràng dài não nề trong đêm khuya tĩnh mịch, luôn tạo cảm giác rợn người.
 
Thậm chí, những tiếng chim lợn trong đêm, sẽ khiến cả làng bàn tán chuyện chết chóc sẽ xảy đến với một ai đó, rồi người ta thi nhau đoán già, đoán non.Vì niềm tin loài chim này mang lại những điềm xấu, nên chim lợn bị ghét bỏ, bị xua đuổi, thậm chí bị giết. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại không tin vào điều đó. Chim lợn thực sự là một loài động vật có ích.
 
Món ăn ưa thích nhất của chúng ăn chuột và một số loại côn trùng. Khi không săn được chuột, chúng ăn tạm thằn lằn và một số loài chim khác. Cú lợn là chim săn mồi, hoạt động chủ yếu về đêm, thường sống thành đôi hoặc đơn độc và không di trú.
 
 
Trông loài vật này có vẻ chậm chạp, điềm tĩnh và bí ẩn, nhưng chúng thực sự là những sát thủ, với tốc độ của một cơn gió và những móng chân sắc như dao. Trong bóng đêm đen đặc, đôi mắt tinh tường của nó không bỏ sót một chú chuột nhỏ đang chạy ở một khoảng cách cả trăm mét.
 
Họ cú lợn là một trong hai họ động vật thuộc bộ cú. Một số loài thấy ở Việt Nam thường được gọi chung là chim lợn do tiếng kêu của nó giống tiếng lợn. Cú lợn là họ cú cỡ trung bình và lớn, đầu to, chân khỏe với móng vuốt sắc. Nét đặc thù của chúng là mặt dẹt như cái đĩa, hình trái tim, được tạo bởi lông vũ. Những lông vũ này còn có tác dụng định vị và khuyếch đại âm thanh khi săn mồi.
 
 
Lông vũ ở cánh cú lợn cũng có cấu tạo đặc biệt nên không phát ra tiếng động khi bay, giúp chúng nghe tốt hơn và tránh được sự phát hiện của con mồi. Cú lợn có lưng từ màu xám đến nâu, ngực và bụng màu sáng hơn, có thể có đốm
 
Cú lợn rừng thường nhỏ hơn và đĩa mặt không có hình trái tim mà được chia thành 3 phần, tai được lông bao bọc.Cú lợn phân bố khá rộng, nó có thể sống ở môi trường sa mạc, rừng, ở vùng có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới. Cú lợn có mặt ở khắp nơi, trừ Bắc Mỹ, sa mạc Sahara và một phần của châu Á.
 
 
Ở Việt Nam có 3 loài cú lợn, gồm cú lợn lưng xám (Tyto alba stertens), cú lợn rừng phương Đông (Phodilus badius saturatus) và cú lợn lưng nâu (Tyto longimembris). Cú lợn lưng xám và cú lợn lưng nâu được xếp vào các loài động vật là thiên địch của chuột (thức ăn chính là chuột), bị nghiêm cấm khai thác từ tự nhiên.
 
Cú lợn rừng được đưa vào sách đỏ Việt Nam (mức độ nguy cấp bậc T - bị đe dọa). Đây là loài có giá trị thẩm mỹ và khoa học, là nguồn gene quý. Mặc dù cú lợn rừng có vùng phân bố rộng nhưng số lượng cá thể ít, hiếm gặp.Hiện tại cũng chưa xác định được còn bao nhiêu cá thể tồn tại trong tự nhiên.
 
 
Mặc dù chim lợn là loài thiên địch, rất quý, song vì quan niệm dị đoan, nên chúng ta đang có sự phân biệt đối xử với loài chim này. Trong tiếng lóng của người Việt, "chim lợn" chỉ những người xấu, chuyên rình mò như cú và bới móc người khác.
 
Từ "chim lợn" cũng dành cho những người làm ăn phi pháp, buôn lậu. Sự gán ghép oan uổng đó khiến việc bảo tồn loài vật này càng thêm khó khăn. Trên thế giới, người ta coi đây là một loài chim có vẻ đẹp độc đáo, được yêu thích. Chúng có khuôn mặt hình trái tim rất ngộ nghĩnh. Bộ lông mượt có nhiều hoa văn khá đẹp mắt.

(Theo danviet)

Bài cùng chuyên mục

  • Chim bồ cầu định hướng nhờ khứu giác

    Có một tập tính của loài chim bồ câu gây thắc mắc cho các nhà khoa học, đó là khả năng tìm đường về, thậm chí cách xa hàng trăm km. Khả năng nay được biết từ lâu, vì những người Ai Cập, Ba Tư, Trung Quốc và Hy Lạp đã từng dùng chim bồ câu để đưa thư trong thời chiến tranh hay vì mục địch chính trị và kinh doanh.

  • Phát hiện loài chim quý hiếm mới ở Ấn Độ

    Một loài chim mới quý hiếm vừa được phát hiện ở đông bắc Ấn Độ. Theo tạp chí chuyên nghiên cứu về chim Indian Birds, loài chim này được đặt tên Bugun Liocichla và chỉ có 14 cá thể còn tồn tại.

  • Bồ câu đưa thư tìm đường về nhà như thế nào?

    Người ai cập cổ đã nắm bắt được khả năng đưa thư của loài chim bồ câu. Nhưng lúc bấy giờ, khả năng kỳ diệu của loài chim đưa thư ấy vẫn là một điều bí mật.

  • Lông chim thay đổi theo thức ăn

    Một cuộc phân tích mới về những loài chim biết hót cho thấy những gì chúng ăn trong quá trình rụng lông có thể ảnh hưởng tới màu lông của chúng. Sự biến đổi màu sắc do chế độ ăn uống cũng giúp tạo đà cho sự phát triển của những loài mới.

  • Những loài chim mới được phát hiện ở Idaho “Chạy đua vũ trang” cho quá trình đồng tiến hóa

    Chẳng ai nghĩ sẽ phát hiện một loài chim mới ở khu vực Bắc Mỹ cũng như hy vọng loài đó có thể cung cấp những nhận thức sâu sắc về cuộc chạy đua đồng tiến hóa nhằm thúc đẩy việc hình thành loài. Tuy nhiên nghiên cứu đó đã được đăng trên American Naturalist.

  • Anh: Sếu trở về sau 400 năm

    Tại các vùng đầm lầy miền đông nước Anh, lần đầu tiên sau 400 năm, sếu lại trở về sống và sinh sản. Theo Hiệp hội bảo vệ chim hoàng gia (RSPB), loài chim cổ dài này đã biến mất khỏi East Anglia sau khi nhiều đầm lầy ở đây được tháo cạn để làm đất nông nghiệp vào những năm 1600.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.