Loài chim bay 200 ngày không nghỉ

 Một nghiên cứu mới đây cho biết những con chim én Alpine có thể bay liên tục 200 ngày với chặng đường hơn 2.000km mà không cần nghỉ.

Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu các loài chim của Thụy Sĩ và Đại học Khoa học Ứng dụng Bern tại Burgdorf, thu thập được các dữ liệu cho thấy chim én Alpine không cần thời gian nghỉ trong suốt quá trình di cư từ nơi sinh sản đến nơi trú đông và quay trở lại vào năm sau, LiveScience đưa tin.
 
Để thu thập dữ liệu, các nhà nghiên cứu trang bị 6 tấm thẻ nhỏ cho 6 con chim. Những chiếc thẻ này sẽ ghi lại tốc độ bay và ánh sáng của môi trường xung quanh trong chu kỳ di cư kéo dài một năm, bắt đầu và kết thúc ở Thụy Sĩ. Mặc dù chỉ có 3 trong số 6 con chim được bắt lại khi mùa di cư kết thúc, những các nhà nghiên cứu vẫn có thể thu thập đầy đủ dữ liệu để hoàn thành nghiên cứu.
 
 
Chim én Alpine có thể bay những chuyến bay dài mà không cần nghỉ ngơi. (Ảnh: Daniele Occhiato)
 
Nhóm nghiên cứu đã phân tích các mẫu gia tốc được thu lại trên các tấm thẻ để xác định thời điểm những con chim vỗ cánh, bay lượn và nghỉ ngơi. Kết quả cho thấy chúng bay lượn và liên tục vỗ cánh khi di cư qua sang mạc Sahara và thời gian trú đông ở vùng cận Sahara tại Tây Phi, giai đoạn nghỉ ngơi duy nhất xuất hiện là lúc sinh sản diễn ra ở Thụy Sĩ.
 
Các loài động vật biển di cư như cá heo và nhiều loài cá khác thường tiêu tốn ít năng lượng hơn so với các loài chim. Mặc dù vậy, chim én Alpine không cần phải dừng lại để bổ sung năng lượng bởi chúng có thể ăn những sinh vật phù du trên không trung như các loại vi khuẩn, nấm, hạt giống, bào tử và các côn trùng nhỏ bị mắc kẹt trong các luồng không khí.
 
Việc xác định loài chim này có ngủ trong hành trình di cư hay không hiện vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, việc không dành thời gian nghỉ ngơi đáng kể cho thấy rằng, chim én Alpine có thể không cần ngủ nhiều trong khi di cư.

(Theo VNE)

    Bài cùng chuyên mục

    • Những sự thật thú vị về loài chim khổng lồ

      Với thân hình cao lớn, bồ nông có sải cánh rộng đến 3m, bay cao tới 3.000m trên dòng hải lưu.

    • Bồ câu có “la bàn” trong não

      Các nhà khoa học Mỹ nói rằng chim bồ câu di chuyển bằng cách ghi nhận thông tin về từ trường của trái đất, sử dụng các tế bào não như một chiếc la bàn sinh học.

    • Chim sử dụng khứu giác để phát hiện ra kẻ thù

      Có rất nhiều loài chim phát hiện và tránh được kẻ thù thông qua khứu giác nhưng các nghiên cứu về chim phần lớn lại bác bỏ khả năng này do quan niệm truyền thống cho rằng chim không biết tận dụng khứu giác.Tuy nhiên, hiện nay người ta đã khám phá ra rằng chim không chỉ có khả năng nhận thức kẻ thù của chúng thông qua các tín hiệu hóa học mà còn thay đổi được hành vi của chúng dựa vào mức độ cảm nhận nguy cơ bị ăn thịt.

     
     

    • Thiết kế web

      www.webdesign.vn

      Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

    • Tin kinh tế

      www.tinkinhte.com

      Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

    • Tin sức khỏe

      www.tinsuckhoe.com

      Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

    • Tin khoa học

      www.tinkhoahoc.com

      Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

    • Tin pháp luật

      www.tinphapluat.com

      tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

    Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

    Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

    Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

    Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

    Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.