"Mưa chim" tại Mỹ là do ánh đèn điện

 Ánh sáng nhân tạo từ thành phố có thể là một trong những nguyên nhân khiến hàng nghìn con chim lao xuống đất tại Mỹ trong quá trình di cư.

Vài nghìn con le hôi cổ đen, một loài chim sống dưới nước có hình dạng giống vịt, lao xuống các thành phố thuộc bang Utah của Mỹ trong mấy ngày qua. Ít nhất 1.500 con đã chết và hơn 3.000 con được cứu sống.
 
Một số chuyên gia và quan chức phụ trách bảo vệ động vật hoang dã của bang Utah nhận định chim lao xuống khu vực có tuyết vì nhầm tưởng đó là ao, hồ hoặc sông. Trong quá trình di cư chim thường đáp xuống các nguồn nước để nghỉ ngơi. Vào buổi tối, những khoảng trống bị bao phủ bởi tuyết trở nên sáng hơn, khiến chúng trở nên giống hệt hồ nước khi chim quan sát từ trên không.
 
 
Kevin McGowan, nhà nghiên cứu chim thuộc Trung tâm Điểu học Cornell ở bang New York, Mỹ, nói rằng chim di cư dựa vào ánh sáng của các ngôi sao để định hướng trong quá trình bay. Nhưng khi bay qua các thành phố vào buổi tối trong điều kiện trời có nhiều mây, ánh sáng từ các bóng điện khiến chúng lúng túng.
 
"Trước khi ánh sáng từ bóng điện xuất hiện, bầu trời luôn tối hơn so với mặt đất", McGowan nói.
 
Khi các bóng điện được bật lên, ánh sáng nhân tạo hắt lên các đám mây khiến độ sáng bầu trời tăng lên tương đương mặt đất. Vì thế chúng lao xuống dưới mặt đất song lại nghĩ là chúng đang bay lên.
 
"Khi ánh sáng tràn ngập xung quanh, lũ chim không thể xác định được hướng lên và xuống", McGowan giải thích.
 
Trung tâm Sức khỏe Động vật hoang dã Quốc gia của Mỹ thống kê được vài trăm vụ chim rơi tập thể trong 10 năm qua, trong đó số chim chết trong 175 vụ lớn hơn 1.000. Chim rơi vì nhiều lý do - bao gồm bệnh tật, thời tiết, ngộ độc, hoảng sợ và đói.
 
Bà Teresa Griffin, giám đốc chương trình bảo vệ sinh vật hoang dã của bang Utah, nói rằng sự việc tại bang Utah khá bất thường vì chim rơi trên một phạm vi quá rộng. Chẳng hạn, người dân thấy xác chim ở khắp nơi trong thành phố Cedar và những nơi khác cách thành phố tới 50km về phía nam.
 
"Tôi đã làm công việc bảo vệ thiên nhiên 15 năm và đây là vụ chim rơi nghiêm trọng nhất mà tôi từng chứng kiến", bà nói với báo Spectrum.
 
Những nhân viên bảo vệ động vật hoang dã kể rằng khi họ thả le hôi cổ đen xuống các hồ trong hạt Washington, bang Utah, chúng hoạt động rất tích cực. Nhiều con hứng chịu chấn thương - như cánh gãy - do rơi xuống. Lynn Chamberlain, người phát ngôn của cơ quan bảo vệ động vật hoang dã, xương của chim có thể tự quay về trạng thái ban đầu sau khi gãy và con người không thể giúp được chúng. Thả chúng xuống nước, nơi chúng có thể kiếm thức ăn, là cách tốt nhất để tăng cơ hội sống sót của những con bị thương.
 
"Chúng tôi đã tạo cho chúng cơ hội tốt nhất. Tôi tin rằng phần lớn chúng sẽ sống sót", Chamberlain nhận định.

(Theo Vnexpress)

    Bài cùng chuyên mục

    • Chim sẻ mang H5N1

      Các nhà khoa học Trung Quốc ở Viện Virus học Vũ Hán (Hồ Bắc) cho biết đã phát hiện virus H5N1 trên chim sẻ từ hai năm trước. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy virus nguy hiểm này ở loài chim không có tập tính di cư (trước đây Trung Quốc vẫn thường cho rằng nguyên nhân gây bùng phát dịch cúm gia cầm là do những loài chim di cư).

    • Các loài chim nhỏ dần vì biến đổi khí hậu

      Trọng lượng và độ dài cánh của hàng trăm loài chim đang giảm dần vì hiện tượng ấm lên toàn cầu.

    • Gắn thiết bị vệ tinh theo dõi chim

      Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Nghiên cứu các loài chim - The Trust (Anh) vừa gắn môt thiết bị vệ tinh tự động (GPS) cho những chú chim cúc cu, nhằm theo dõi sự di cư của chúng để xác định nguyên nhân biến mất của một số loài.

    • Xuất hiện đàn chim “lạ” gần Công trình thủy điện Lai Châu

      Hơn một tuần nay trên địa bàn hai xã Mường Tè, Mường Mô của huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu), khu vực gần Công trình thủy điện Lai Châu sắp tiến hành ngăn sông Đà đợt 1, xuất hiện hàng trăm con chim lạ.

    • Sóng điện từ làm mất khả năng định hướng của chim di cư

      Theo nghiên cứu công bố ngày 7/5 của các nhà khoa học thuộc Đại học Oldenburg (Đức), sóng điện từ có khả năng làm mất khả năng định hướng của loài chim két Bắc Mỹ khi di cư, khiến chúng không xác định được phương hướng bay.

    • "Đột nhập" lãnh địa chim cánh cụt hoàng đế

      Là loài lớn nhất trong "dòng họ" cánh cụt, chim cánh cụt hoàng đế có thể nhịn ăn trong thời gian dài và lặn cực sâu. Vào mùa đông, khi Nam cực trở thành vùng đất lạnh lẽo nhất trái đất, loài chim này không di cư mà ở lại để nuôi con.

     
     

    • Thiết kế web

      www.webdesign.vn

      Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

    • Tin kinh tế

      www.tinkinhte.com

      Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

    • Tin sức khỏe

      www.tinsuckhoe.com

      Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

    • Tin khoa học

      www.tinkhoahoc.com

      Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

    • Tin pháp luật

      www.tinphapluat.com

      tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

    Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

    Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

    Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

    Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

    Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.