Những kỷ lục kỳ lạ về các loài chim

 Bạn có thể tự tin rằng minh biết tên rất nhiều loài chim khác nhau trên thế giới, tuy nhiên, nhưng vẫn có rất nhiều bí mật về chúng mà bạn chưa từng biết tới.

 
Loài chim bay được nặng nhất là chim otit lớn (tên khoa học Otis tarda), sống ở đông bắc và nam châu Phi. Trọng lượng trung bình của chúng là 19- 20kg.
 
 
Loài chim không biết bay nhưng chạy nhanh nhất là đà điểu châu Phi. Tuy rất nặng nhưng có thể chạy với tốc độ 72km/h.
 
 
Loài chim lặn được sâu nhất là chim cánh cụt hoàng đế, sống ở biển Ross, Nam Cực. Năm 1990, người ta gắn thiết bị đo vào chân một con chim cánh cụt và xác định được con chim này đã lặn sâu tới 483m.
 
 
Một số loài chim bay được ở cả dưới nước, như chim hải âu rụt cổ (Fratercula cirrhata). Chúng bay theo đúng nghĩa như khi bay trên không, vỗ cánh để chuyển động về phía trước và liệng lên xuống trong môi trường nước.
 
 
Trong số các loài chim, chim kiwi ở New Zealand, trứng đẻ ra to nhất so với thân hình chúng. Kiwi không có đuôi, không bay được, cánh ngắn ngủn, nhưng cơ bắp ở chân rất khỏe, móng vuốt sắc nên mỗi đêm chúng đi kiếm mồi vài kilomet. Loài chim này là biểu tượng của New Zealand, được vẽ trên quốc huy và tiền của nước này. Dù được bảo vệ nhưng số lượng giảm nhanh chóng, từ vài chục triệu con, sau 100 năm chỉ còn vài chục nghìn con kiwi.
 
 
Công có bộ lông đẹp nhất trong số các loài chim họ gà, nhưng giọng thì “không thương được”. Công lông xanh (pavo muticus) là biểu tượng của Myanmar, công thường (pavo cristatus) là biểu tượng của Ấn Độ và Iran.
 
 
Cú Bắc cực hoặc cú trắng (Bubo scandiacus) là loài chim lớn nhất Bắc cực, chiều dài thân 55-65cm, sải cánh 150- 160cm, nặng 1,5 đến 2kg. Đây cũng là loài cú duy nhất có lông màu xanh da trời.
 
 
Vẹt amazon là loài chim bắt chước tiếng người rất giống. Bắt chước giỏi nhất là vẹt amazon đầu vàng. Nó có thể nói được thành câu vài chục từ. Có loài bắt chước tiếng chó sủa, mèo kêu, chim hót hoặc tiếng nổ của xe máy, tiếng rầm rì đều đều của máy hút bụi…
 
 
Сhim ưng săn (Falco peregrinu) là loài chim nhanh nhất trong thế giới động vật nói chung. Khi bay rượt theo con mồi, tốc độ của nó có thể đạt 322km/h hoặc 90m/s. Song đó là khi lao thẳng đứng. Còn bay ngang, nó bay chỉ nhanh bằng chim cắt.
 
 
Сhim chân dài nhất là hồng hạc (Phoenicopterus roseus). Tùy loài, chân dài từ 1m đến 1,4m. Chúng sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cũng có loài di trú.
 
 
Loài bồ nông lớn nhất là bồ nông lông đốm. Nó cao đến 180cm, sải cánh 3m. Xương rỗng và rất nhẹ, cả bộ xương chỉ chiếm 10% cân nặng, cho nên bồ nông không lặn được. Bồ nông nâu là ngoại lệ, nó lao xuống nước từ độ cao 20m với tốc độ rất cao.
 
 
Tính phàm ăn của những con chim kim tước (Bohemian Waxwing Bombycilla garrulus) nhỏ bé thật phi thường. Chúng có thể dùng mỏ bứt các quả mọng ra khỏi cành rồi nuốt chửng không ngưng nghỉ, hết cành này sang cành khác, hết cây này sang cây khác. Khối lượng chung của quả mọng chúng ăn hàng ngày gấp khối lượng của chính chúng vài ba lần.
 
 
Hải âu không nề hà gì uống nước biển mặn chát vì trong cơ thể của nó có những tuyến lọc muối thành nước ngọt để dùng.
 
 
Trên lãnh thổ của Nga có 6 loài chim cốc (Pygmy Cormorant Phalacrocorax), song chỉ 2 loài được đưa vào Sách đỏ. Hai loài lớn nhất sống tại Nga thì khá hiếm nhưng các loài kia sống ở châu Âu lai rất đông từ 650.000 đến 1,15 triệu con.

(Theo Vietnamnet)

Bài cùng chuyên mục

  • Lông chim thay đổi theo thức ăn

    Một cuộc phân tích mới về những loài chim biết hót cho thấy những gì chúng ăn trong quá trình rụng lông có thể ảnh hưởng tới màu lông của chúng. Sự biến đổi màu sắc do chế độ ăn uống cũng giúp tạo đà cho sự phát triển của những loài mới.

  • Những loài chim mới được phát hiện ở Idaho “Chạy đua vũ trang” cho quá trình đồng tiến hóa

    Chẳng ai nghĩ sẽ phát hiện một loài chim mới ở khu vực Bắc Mỹ cũng như hy vọng loài đó có thể cung cấp những nhận thức sâu sắc về cuộc chạy đua đồng tiến hóa nhằm thúc đẩy việc hình thành loài. Tuy nhiên nghiên cứu đó đã được đăng trên American Naturalist.

  • Anh: Sếu trở về sau 400 năm

    Tại các vùng đầm lầy miền đông nước Anh, lần đầu tiên sau 400 năm, sếu lại trở về sống và sinh sản. Theo Hiệp hội bảo vệ chim hoàng gia (RSPB), loài chim cổ dài này đã biến mất khỏi East Anglia sau khi nhiều đầm lầy ở đây được tháo cạn để làm đất nông nghiệp vào những năm 1600.

     
     

    • Thiết kế web

      www.webdesign.vn

      Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

    • Tin kinh tế

      www.tinkinhte.com

      Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

    • Tin sức khỏe

      www.tinsuckhoe.com

      Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

    • Tin khoa học

      www.tinkhoahoc.com

      Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

    • Tin pháp luật

      www.tinphapluat.com

      tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

    Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

    Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

    Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

    Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

    Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.