Phát hiện loài dơi hiếm tưởng đã tuyệt chủng

 Một con dơi tai lớn thuộc loài tưởng là đã tuyệt chủng đã được tìm thấy ở một khu rừng tại Papua New Guinea, các nhà nghiên cứu thông báo ngày 4/6.

Trước khi được tìm thấy, con dơi thuộc loài Pharotis imogene này đã không được nhìn thấy ở bất kỳ đâu trong vòng 120 năm qua, theo AFP.
 
“Loài này được cho là đã tuyệt chủng”, ông Luke Leung, chuyên gia nghiên cứu thuộc Trường Đại học Queensland (Úc), cho biết.
 
 
Loài dơi hiếm mới được phát hiện. (Ảnh: wort.lu)
 
Hai sinh viên Trường Đại học Queensland đã bắt được một con cái vào giữa năm 2012 khi đang nghiên cứu thực địa tại một tỉnh duyên hải ở Papua New Guinea.
 
Con vật không giống với bất kỳ loài dơi nào còn tồn tại trên Trái Đất và sau đó đã được xác định là giống đã không được nhìn thấy kể từ sau khi một nhà khoa học Ý bắt được con đầu tiên hồi năm 1890.
 
Ông Leung cho biết, cần phải nghiên cứu thêm để xác định được xem con dơi này có phải là một trong số ít loài động vật hữu nhũ chỉ có thể phát hiện tại vùng bán đảo phía đông nam Papua New Guinea hay không, hay là nó còn sống ở những vùng khác nữa.
 
Con dơi vừa được tìm thấy có đôi tai to bằng cái đầu và được xem là loài vật có nguy cơ tuyệt chủng trong Danh sách Đỏ của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN).
 
Catherine Hughes, một trong 2 sinh viên bắt được dơi quý, cho biết phát hiện này cho thấy tính đa dạng sinh học của Papua New Guinea.
 
“Có những vùng tại Papua New Guinea mà chưa có nhà nghiên cứu nào đi tới. Sự đa dạng của các loài vật và sinh thái tại nước này độc đáo đến nỗi bạn có thể hình dung giống như là toàn bộ các loài đều có mặt ở đó và chưa được khám phá hết”, cô nói với AFP.

(Theo Thanh Niên)

Bài cùng chuyên mục

  • Chim đầu búa

    Ở châu Phi có một loại chim lạ có tên khoa họa là Scopus umbretta. Trông chúng không giống một con vật nào khác trên trái đất. Đầu của Scopus umbretta trông giống như cái búa: đầu gắn liền với một cái mỏ dẹt dài, sau đầu là một chùm lông dày. Chính vì vậy chúng được đặt tên cho cái tên khá gợi hình: chim đầu búa.

  • Cò đeo túi

    Cò Marabou châu Phi ăn chủ yếu là xác thối có tên khoa họa là Leptoptilos crumeniferus. Tổ làm trên cây hoặc giữa các kẽ đá.

  • Cò mỏ giày Balaeniceps rex

    Ở châu Phi có một loại chim rất độc đáo có tên thường gọi là cò mỏ giày, tên khoa học là Balaeniceps rex. Loại chim này chỉ thấy có duy nhất ở châu Phi. Mới nhìn bề ngoài đã thấy ngồ ngộ: mỏ vừa sâu, rộng, dài khoảng 20cm trông giống như một chiếc giày bằng gỗ. Màu hơi vàng với những đốm đen, phần cuối mỏ trông như có cái móc.

  • Bí mật xương đầu chim gõ kiến

    Việc nghiên cứu xương đầu của chim gõ kiến có thể giúp giới khoa học chế tạo mũ bảo hiểm bảo vệ não khỏi chấn thương nghiêm trọng.

  • Chim bói cá ngộ nghĩnh

    Bắt mồi, lao xuống nước như mũi tên, lắc đầu là những hành động mà chim bói cá thực hiện trong chùm ảnh sống động dưới đây.

  • “Dân số” chim biển giảm báo động

    “Dân số” của gần một nửa loài chim biển trên thế giới đang suy giảm ở mức đáng báo động, nhất là chim hải âu, theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí của Tổ chức Bảo tồn chim quốc tế.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.