Vẻ đẹp chim bói cá Việt Nam

 Là một trong những nhóm chim cổ chiếm lĩnh hầu hết các vùng đất trên thế giới, chim bói cá ở Việt Nam có rất nhiều loài với màu lông biếc rực rỡ.

 
Có khoảng 90 loài chim bói cá trên toàn thế giới. Việt Nam phát hiện 12 loài. Trong đó có loài chim bí ẩn “Bồng chanh rừng Alcedo hercules” trên hình vẽ nằm trong Sách đỏ. Chúng sống ở Lai Châu, Lào Cai, Hà Tĩnh, Gia Lai. Phần trên cơ thể chim trưởng thành có nâu đen nhạt (mút lông xanh nhạt), giữa lưng và lông xanh da trời óng ánh. Hai bên cổ có vệt trắng. Má và tai đen nhạt có vệt xanh. (Ảnh: Lê Khắc Quyết)
 
 
Sả mỏ rộng Halcyon capensis chụp tại khu vực quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang, loài này rất hiếm gặp. Chúng sống định cư ở rừng dọc theo bờ sông, suối và ở độ cao 1.200m. Ngoài ra chúng còn ở khu vực đồng bằng, gần ao hồ, cửa sông ven biển và rừng ngập nước. Tại Việt Nam, sả mỏ rộng phân bố ở Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai, Kom Tum, Đồng Nai và Tây Ninh. (Ảnh: Phùng Bá Thịnh)
 
 
Sả đầu nâu Halcyon smyrnensis chụp tại Vũng Tàu. Đây là loài chim bói cá nhưng ít ăn cá, chim thường kiếm ăn ở các vùng đất trống trải. Rắn, chuột, côn trùng là món ăn khoái khẩu của chúng. Ở Việt Nam, loài này xuất hiện ở khắp vùng từ đồng bằng đến miền núi nơi không cao quá 1.000m. (Ảnh: Nguyễn Hào Quang)
 
 
Bồng chanh tai xanh Alcedo meninting được phát hiện trong chuyến khảo sát đa dạng sinh học các loài chim tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông. (Ảnh: Nguyễn Hào Quang)
 
 
Bồng chanh đỏ Ceyx erithacus - một đại diện của nhóm chim bói cá chuyên ăn côn trùng và sống lẩn khuất ở tầng thấp của các cánh rừng già. Chúng được phát hiện gần biên giới Việt Nam-Campuchia-tỉnh Bình Phước. (Ảnh: Nguyễn Hào Quang)
 
 
Bồng chanh thường Alcedo athis là loài chim bói cá duy nhất phổ biển khắp thế giới và cũng là loài chim thường gặp nhất ở nước ta. (Ảnh: Nguyễn Hào Quang)
 
 
 
Sả đầu đen Halcyon pileata - loài chim bói cá sống ở rừng ngập mặn khá hiếm ở nước ta. (Ảnh: Mikhail)
 
 
 
Bói cá lớn Ceryle lugubris. Đây là loài chim bói cá sống ở rừng ngập mặn ở nước ta. Chúng làm tổ ở bờ sông, suối, trong hang. Bói cá lớn sống ở gần sông suối, đầm hồ ở vùng núi và trung du nơi có nhiều cây cối rậm rạp. Ở Việt Nam thấy loài này ở Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Thái, Lạng Sơn, Nam Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. (Ảnh: Arun P.Singh)
 
 
 
Sả khoang cổ Halcyon chloris là loài chim bói cá sống ở rừng ngập mặn nước ta. Việt Nam gặp loài này từ đèo Hải Vân trở vào các tỉnh Nam bộ như Trà Vinh, An Giang. (Ảnh: Phùng Mỹ Trung)
 

(Theo VNE)

Bài cùng chuyên mục

  • Phát hiện một loài chim cánh cụt hiếm ở Nam Cực

    Theo ABC News ngày 12/1, tại một vùng biển nơi loài chim cánh cụt đen trắng sinh sống trên Đảo Aitcho của Nam Cực, các nhà thám hiểm của Hội địa lý quốc gia Mỹ (National Geographic) trong tuần qua đã phát hiện một loài chim cánh cụt cực hiếm với bộ lông gần như trắng hoàn toàn.

  • Dữ liệu hóa thạch tiết lộ nguồn gốc của lông chim

    Loài chim đã hình thành cánh bằng cách nào? Dữ liệu hóa thạch cho thấy tỉ lệ các chi đã thay đổi trong những con chim có nguồn gốc từ khủng long.

  • Điều gì hạn chế kích thước của loài chim?

    Tại sao các loài chim không thể đạt tới kích thước lớn hơn? Kỉ lục kích thước lớn nhất trong tất cả các loài chim biết bay hiện đang thuộc về loài thiên nga với trong lượng 15 kg, dù các nhà khoa học ước tính trước đây loài chim cổ Argentavis sống ở Argentina vào kỷ nguyên Miocene nặng tới 70 kg, ngang với trọng lượng trung bình của con người.

  • Chim cánh cụt ngày càng đông đúc nhờ trái đất ấm lên

    Những chú chim cánh cụt Adelie thực sự có thể được lợi từ hiện tượng ấm lên toàn cầu, ngược lại so với các loài sinh vật khác sống ở vùng cực, theo một nghiên cứu mang tính đột phá được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi các nhà khoa học thuộc trường Đại học thuộc Trung tâm địa không gian vùng cực Minnesota (Minnesota Polar Geospatial Center). Nghiên cứu đã cung cấp các thông tin quan trọng khẳng định các giả thuyết về tác động của biến đổi môi trường.

  • Băng tan đe dọa chim cánh cụt hoàng đế

    Loài chim cánh cụt hoàng đế có thể biến mất trong thế kỷ này nếu biến đổi khí hậu tiếp tục làm giảm băng ở biển Nam cực, Tân Hoa xã ngày 21/6 dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ.

  • Bí ẩn tiến hóa trong tư thế đứng của loài chim

    Loài chim có thể giữa cánh trên cao vì cách thức cúi mình kỳ lạ của nó. Các nhà khoa học đã nghiên cứu nguồn gốc của tư thế gập mình này, cung cấp cái nhìn chi tiết hơn về sự phát triển của các loài chim.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.