Ong có vũ điệu báo hiệu tử thần

 Sau khi phát hiện những bông hoa ẩn chứa hiểm họa, ong mật bay về tổ và thực hiện một vũ điệu để cảnh báo đồng loại.

 
Ong mật luôn tránh xa những bông hoa nguy hiểm. Ảnh: irtc.org.
 
Theo BBC, vũ điệu lắc cơ thể của ong là một phương thức giao tiếp hiệu quả đến mức đáng kinh ngạc. Khi những con ong kiếm mồi quay trở lại tổ, chúng lắc thân theo một vũ điệu khá phức tạp. Các nhà sinh vật đã giải mã được vũ điệu ấy. 
 
Chỉ cần nhìn góc và hướng lắc ong trở về, những con ong khác có thể biết chúng nên bay về hướng nào và bay bao xa để có thể tới được những bông hoa có nhiều mật. 
 
BBC cho biết, Kevin Abbott và Reuven Dukas – hai chuyên gia của Đại học McMaster (Canada) – mới đây còn phát hiện ra rằng vũ điệu lắc thân của ong mật còn có một chức năng nữa. Đó là cảnh báo nguy hiểm. 
 
Để chứng minh, họ huấn luyện ong mật để chúng thường xuyên bay tới hai bông hoa nhân tạo có mật. Cứ mỗi khi ong hút hết mật hai chuyên gia lại đổ thêm mật vào đó. Sau khi lũ ong đã quen với việc kiếm ăn trên hai bông hoa, nhóm nghiên cứu đặt xác hai con ong mật trên một bông sao cho lũ ong sống có thể nhìn thấy. Vị trí của ong chết không ảnh hưởng tới công việc hút mật của ong sống. 
 
Hai nhà nghiên cứu dùng máy quay để theo dõi phản ứng của ong khi nhìn thấy xác đồng loại trên bông hoa. Họ cũng đặt camera gần tổ ong để theo dõi những động tác của lũ ong khi chúng quay về tổ. 
 
Kết quả cho thấy ong không đậu vào bông hoa có xác đồng loại song vẫn thực hiện vũ điệu lắc thân khi trở về tổ. Điều đáng chú ý là những con ong trở về từ bông hoa “an toàn” thực hiện vũ điệu lắc thân nhiều hơn 20-30 lần so với những con bay về từ bông hoa có xác đồng loại. Sau đó không có bất kỳ con ong nào bay tới bông hoa "nguy hiểm". 
 
Điều đó cho thấy ong nhận ra những bông hoa ẩn chứa hiểm họa – nơi chúng có thể bị giết hoặc ăn thịt bởi những động vật săn mồi. Chúng sẽ thực hiện vũ điệu ít hơn nếu gặp hoa nguy hiểm để những con khác có thể tránh. 
 
Nghiên cứu của Abbott và Dukas được đăng trên tạp chí Animal Behaviour

(Theo VnExpress)

Bài cùng chuyên mục

  • Nấm giúp bọ cánh cứng tiêu hóa gỗ

    Theo một nhóm các nhà côn trùng học và hóa sinh học, một loại nấm nhỏ ít được biết đến có trong ruột của bọ cánh cứng sừng dài Châu Á đã giúp chúng nhai cả được loại gỗ cứng nhất. Thêo các nhà khoa học, khám phá này có thể dẫn đến các phương pháp cải thiện việc kiểm soát côn trùng gây hại, đồng thời tìm ra các phương pháp hiệu quả hơn trong việc phân nhỏ sinh khối thực vật nhằm sản xuất nhiên liệu sinh học.

  • Gien đề kháng: 2 gien - 1 "giá"

    Tội gì chỉ đề kháng một loại thuốc trừ sâu khi có khả năng đề kháng hai? Điều đó dường như là một điều quá ư đơn giản, thậm chí đối với muỗi. Tuy vậy, trong thực tế, sự thay đổi này ở côn trùng lại làm chúng yếu đi ở những mặt khác, do đó số lượng ko phải là tất cả. Một nghiên cứu mới nhất lại đem vấn đề trở về vạch xuất phát, khi cho rằng hai gien đề kháng sẽ tốt hơn, hoặc ít nhất cũng không làm côn trùng phải trả giá nhiều hơn việc chỉ có một gien.

  • Ngôn ngữ đáng ngạc nhiên của loài ruồi

    Nhóm các nhà khoa học đã phát triển một cách mới giúp quan sát thế giới thông qua đôi mắt của một loài ruồi phổ biến và phần nào giải mã được phản ứng của loài côn trùng này trước sự thay đổi trong thế giới xung quanh nó. Công trình đã thay đổi cơ bản những quan niệm trước đây về chức năng mạng lưới thần kinh và có thể cung cấp nền tảng cho các máy tính thông minh mô phỏng những tiến trình sinh học này.

  • Bọ nước khổng lồ bắt rắn ăn thịt

    Một nhà khoa học Nhật Bản đã may mắn chụp được những cảnh tượng hiếm hoi về một loài bọ nước khổng lồ bắt rắn và rùa con ăn thịt.

  • Những kỷ lục đáng kinh ngạc của côn trùng

    Nhà côn trùng học Richard Jones vừa giới thiệu bộ sưu tập côn trùng kỳ lạ và độc đáo với những kỷ lục đáng kinh ngạc, cho thấy thế giới côn trùng còn nhiều điều thú vị mà con người chưa khám phá hết.

  • Từ kiến sẽ khám phá ra quá trình lão hoá ở người

    Tiến sĩ Danny Reinberg, ĐH New York, được trao giải thưởng về công trình nghiên cứu Di truyền học biểu sinh (epigenetics) của loài kiến giúp tìm ra tác động của lối sống và môi trường đến gen.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.