Các nhà nghiên cứu Pháp vừa khẳng định rằng một số loài khủng long thuộc kỷ Creta có máu nóng như loài động vật có vú, trái với các giả thiết hiện nay cho rằng khủng long có máu lạnh như loài bò sát, họ hàng xa của chúng.
Để đạt được kết luận này, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) đã phân tích thành phần đồng vị của ôxy được hấp thu bởi loài khủng long và bị bẫy trong những mô khoáng hóa, đặc biệt là trong men răng hóa thạch của chúng.
Các nhà khoa học ghi nhận rằng quá trình chuyển hóa của những con khủng long được nghiên cứu (thuộc kỷ Creta dồi dào, từ 14,5, triệu năm đến 65,5 triệu năm trước Công Nguyên) tương tự như ở loài động vật có vú hiện nay.
Các nhà khoa học cho biết họ sẽ nghiên cứu mẫu của những con khủng long cổ hơn thuộc Kỷ Creta và Trias. Tuy nhiên hóa thạch khủng long trong những thời kỳ này rất hiếm hoi và các chủ nhân e ngại việc phân tích có thể làm hỏng chúng.
Sự tồn tại của những con khủng long máu nóng mâu thuẫn với giả thiết cho rằng nguyên nhân sự tuyệt chủng của chúng là do một thiên thạch rơi làm cho khí hậu đột ngột lạnh dần. Loài động vật máu nóng có khả năng chịu đựng các thay đổi khí hậu tốt hơn so với động vật máu lạnh.
Bộ xương khủng long thuộc kỷ Trias (Ảnh: dinosaur.net)