Những loài động vật từ thời tiền sử sống đến ngày nay
Loài Tuatara (ở New Zealand) gây sợ hãi với hàng gai mọc ngược trên lưng vốn đã có mặt trên trái đất từ 200 triệu năm trước.
Tôm nòng nọc đuôi dài, tên khoa học là Triops longicaudatus, được coi là một hóa thạch sống bởi vì có hình thái cơ bản của thời tiền sử. Nó thay đổi rất ít trong 70 triệu năm qua, và là một trong những loài động vật lâu đời nhất còn tồn tại.
Cá mút đá hút máu các loài động vật khác, và sinh sôi nảy nở với tốc độ nhanh chóng đe dọa đến cuộc sống của nhiều loại sinh vật dưới nước. Hóa thạch cá mút đá lâu đời nhất được tìm thấy ở Nam Phi, có niên đại 360 triệu năm trước, giống gần như hoàn toàn với mẫu vật hiện đại.
Sếu đầu đỏ (sandhill crane) có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và đông bắc Siberia, là một loài chim lớn, có thể nặng tới 4,5 kg. Một hóa thạch có niên đại 2,5 triệu năm trước được cho là rõ ràng thuộc về loài vật này.
Cá tầm đôi khi còn được gọi là "cá nguyên thủy" vì đặc điểm hình thái của nó gần như không thay đổi so với hóa thạch có niên đại khoảng 200 triệu năm tuổi.
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc là một trong những loài động vật lưỡng cư lớn nhất trên thế giới. Căn cứ theo hóa thạch có niên đại 170 triệu năm trước, loài kỳ nhông này được cho là thuộc họ Cryptobranchidea.
Martialis heureka là một loài kiến được phát hiện vào năm 2000 ở rừng Amazon gần Manaus, Brasil, gây chú ý bởi hình thái khác thường của nó. Kiến Martialis heureka được cho là đã đi lang thang trên hành tinh của chúng ta từ khoảng 120 triệu năm trước.
Cá mập yêu tinh trưởng thành có thể dài đến 4 m. Sinh vật có hình thù đáng sợ này được cho là có nguồn gốc từ thời tiền sử, tổ tiên của nó sống ở khoảng 125 triệu năm trước.
Cua chân ngựa là một loài thuộc họ Sam, loài động vật chân đốt biển sống chủ yếu quanh cát mềm hoặc đáy bùn nước biển. Hóa thạch của loài này cho thấy nó hầu như không thay đổi sau 450 triệu năm.
Nghiên cứu khoa học cho thấy nhím Echidna tách ra từ thú mỏ vịt vào giữa khoảng 48 và 19 triệu năm trước. Tuy nhiên, loài thú lông nhím này đã thích nghi với cuộc sống trên đất liền.
“Khủng long sống” tại New Zealand – loài Tuatara có thể phát triển chiều dài lên đến 80 cm, gây ấn tượng với hàng gai mọc ngược trên lưng, đặc biệt rõ rệt ở con đực. Mặc dù nó trông khá giống với loài bò sát hiện đại như thằn lằn, Tuatara có cấu trúc cơ thể mà các nhà khoa học tin rằng về cơ bản vẫn giống như 200 triệu năm trước.
Cá nhám mang xếp sinh vật biển có hình dáng đáng sợ. Đây là một trong những loài thuộc dòng cá mập vẫn còn tồn tại lâu đời nhất, có niên đại ít nhất là từ kỷ Creta muộn (95 triệu năm trước) và thậm chí có thể từ cuối kỷ Jura (150 triệu năm trước).
Rùa cá sấu tìm thấy chủ yếu ở đông nam nước Mỹ, đó là một trong hai chi còn tồn tồn của Chelydridae, một gia đình rùa thời tiền sử.