Những loài thú khổng lồ thời tiền sử

 Cá mập Helicoprion, thằn lằn gò, khủng điểu, khủng long, Gastornis, Titanoboa cerrejonensis, Ceratogaulus Rhinoceros… là những “gã” sinh vật khổng lồ thời tiền sử.

 
Cá mập Helicoprion xuất hiện ở các đại dương vào cuối kỷ Cacbon, cách đây khoảng 310 triệu năm và tuyệt chủng vào đầu kỷ Triat.

 
Thằn lằn gò là một chi của loài bò sát biển tuyệt chủng. Chúng ăn cá, mực và các loài bò sát biển khác. Sinh sống vào kỷ Jura, không giống những loài thằn lằn khác, có răng hình tam giác.

 
Gigantopithecus là một chi vượn người tồn tại từ 5 triệu năm - 100.000 năm trước đây, ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Các hóa thạch còn lại cho thấy Gigantopithecus là những vượn người lớn nhất trong lịch sử.

 
Khủng điểu hay Đà điểu khổng lồ là loài chim to lớn thuộc Bộ Đà điểu đã tuyệt chủng. Thuộc nhóm chim chạy, khủng điểu không thể bay mà chỉ có thể chạy. Chúng sống trên một hòn đảo thuộc New Zealand vào khoảng đầu thế kỉ thứ 19.

 
Gastornis là một chi tuyệt chủng của chim bay lớn sống trong thế Paleocen muộn và Eocen kỷ nguyên của Tân sinh. Các hóa thạch của loài chim được tìm thấy ở Anh, Bỉ, Pháp và Đức và Bắc Mỹ.

 
Titanoboa cerrejonensis là loài rắn to lớn nhất được phát hiện từ trước tới nay. Bằng cách so sánh kích thước và hình dáng cột sống đã hóa thạch của nó với cột sống của các loài rắn hiện đại, các nhà nghiên cứu ước tính rằng T. cerrejonensis dài khoảng 13m, nặng khoảng 1.135kg và rộng khoảng 1m tại điểm dày nhất trên cơ thể.

 
Rết tiền sử sống trong kỷ nguyên Carbon, tuyệt chủng trong kỷ nguyên Permi, có niên đại khoảng 300 triệu năm trước Công nguyên. Theo phân tích khảo cổ thì rết thời tiền sử có khoảng 121 chân, mỗi chân dài đến 76cm và con lớn có thể đạt đến trọng lượng nửa tấn.

 
Ceratogaulus Rhinoceros là một loài tê giác tuyệt chủng từ thời tiền sử.

 
Loài bò cạp biển khổng lồ này có chiều dài 2,5m, tồn tại từ 390 triệu năm trước, trước cả thời khủng long, đã tuyệt chủng từ nhiều niên đại.

 
Mamenchisaurus là một chi khủng long bốn chân ăn thực vật thuộc khủng long chân thằn lằn, nổi bật với cái cổ dài. Hầu hết các loài sống từ 145 đến 150 triệu năm trước, thuộc tầng Tithonia, cuối kỷ Jura.

(Theo khoahoc)

    Bài cùng chuyên mục

    • Khủng long tí hon 3 tuổi chết đuối

      Một chú khủng long con 3 tuổi bị chết đuối và chìm vào lớp trầm tích cách đây khoảng 74 triệu năm vừa được các nhà khoa học phát hiện tại công viên khủng long Canada.

    • Khủng long thu nhỏ thành chim

      Khủng long không những chẳng hề tuyệt chủng mà còn tồn tại đông đúc đến khoảng 10.000 giống loài hiện nay, dưới dạng chim chóc.

    • Cánh của khủng long dùng để làm gì?

      Một nghiên cứu mới dựa trên hóa thạch của loài khủng long lông vũ ở Alberta, Canada, cho thấy cánh của khủng long thời tiền sử cách đây hàng triệu năm chủ yếu để thu hút bạn tình thay vì tiếp cận bầu trời như chúng ta vẫn nghĩ.

     
     

    • Thiết kế web

      www.webdesign.vn

      Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

    • Tin kinh tế

      www.tinkinhte.com

      Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

    • Tin sức khỏe

      www.tinsuckhoe.com

      Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

    • Tin khoa học

      www.tinkhoahoc.com

      Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

    • Tin pháp luật

      www.tinphapluat.com

      tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

    Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

    Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

    Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

    Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

    Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.