Phát hiện hoá thạch cá voi cổ đại ở sa mạc Peru

 Các nhà nghiên cứu Peru vừa phát hiện hoá thạch loài động vật biển có vú trên sa mạc miền nam nước này. Phát hiện mới này có thể mở ra nghiên cứu về mối liên kết sự tiến hoá giữa cá voi ngày nay với tổ tiên trên cạn của chúng.

Hoá thạch cá voi cổ đại được phát hiện ở sa mạc Ocucaje, miền nam Peru, một khu vực vốn đã nổi tiếng về các hoá thạch sinh vật biển có niên đại khoảng 12 triệu năm. Tuy nhiên, hoá thạch cá voi cổ đại mới được phát hiện có niên đại hơn 40 triệu năm. Trước đây, các nhà khảo cổ chưa từng phát hiện hoá thạch về động vật biển có vú cổ đại ở Peru.
 
 
Ảnh: internet
 
Hoá thạch mới được phát hiện có tên gọi Achaeocetes. Loài động vật biển có vú cổ đại này vẫn có các đặc điểm giống với tổ tiên trên cạn của chúng trước khi chúng xuống biển. Qua hàng triệu năm tiến hoá, những động vật trên cạn này ngày càng có xu hướng ở môi trường nước và do đó, chân của chúng tiến hoá thành dạng vây và cơ thể chúng thích nghi với môi trường sống dưới nước. Chúng tiến hoá dần dần cho tới khi giống như các loại cá voi cá heo ngày này.
 
Người đứng đầu khoa xương sống cổ sinh vật học tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên tại Lima, ông Rodolfo Salas cho biết: “Achaeocetes hay cá voi cổ đại là những động vật biển có vú rất nguyên thuỷ và trước đây chúng tôi nghĩ là chúng không tồn tại ở Peru. Loài động vật này, so với động vật có vú ngày nay, chúng có chân phát triển hơn, giống như tổ tiên trên cạn của chúng. Nó cũng có răng tương tự như động vật sống trên cạn và có lỗ mũi phía trước sọ giống như động vật trên cạn, và không giống nhiều như động vật có vú có lỗ phun nước phía trên sọ”.
 
Các hóa thạch về cá voi cổ đại trước đây mới chỉ được phát hiện ở Ai Cập, Pakistan, Ấn Độ và Bắc Mỹ và có niên đại khoảng 50 triệu năm.

(Theo VOV)

Bài cùng chuyên mục

  • Đọc được ADN của voi mamút

    Các nhà khoa học đã lắp ghép một phần những mảnh gene rời rạc của voi mamút, với 5.000 ký tự ADN tạo nên hệ gene ty thể hoàn chỉnh của loài vật tuyệt chủng này. Đây là một bước đột phát trong việc tìm hiểu sự phân loài của họ nhà voi.

  • Đi tìm loài bò sát răng phiến hơn 230 triệu năm ở Cúc Phương

    Trên vách núi đá vôi chênh vênh ở rừng già Cúc Phương, phát hiện bộ xương hóa thạch tương đối nguyên vẹn của loài Bò sát răng phiến đến từ khoảng hơn 230 triệu năm trước đây. Cho đến khi loài vật cổ xưa này được phát hiện ở Cúc Phương, trên thế giới, chúng chỉ mới được biết đến ở châu Âu và Trung Đông (Israel). Và, hóa thạch đó đã được đề xuất xếp hạng là Di sản địa chất cấp quốc gia đặc biệt.

  • Tại sao khủng long cổ dài có kích thước khổng lồ?

    Kích cỡ lớn của khủng long cổ dài Sauropod là do chúng ăn thức ăn thực vật? Các nhà khoa học hiện vẫn còn tranh luận về vấn đề này.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.