Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

 Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới phát hiện được 5 trường hợp hóa thạch của loài chim nguyên thủy.

Cả 5 trường hợp này đều được phát hiện ở vùng Bavaria (Bayern) của Đức, hóa thạch này có cách đây khoảng 150 triệu năm, và đã chứng minh được rằng đó là tổ tiên của loài chim. Những vết lông vũ rất rõ nét trên hóa thạch, phân biệt rõ ràng lông cánh sơ cấp và thứ cấp, còn có cả lông đuôi. Chi trước biến thành cánh, chi sau: bàn chân có 4 ngón (3 ngón trước, 1 ngón sau). Xương quai xanh liền lại thành xương chạc. Xương hông vươn về phía sau. Những đặc trưng này đều là của loài chim hiện đại.
 
Một hóa thạch chim thủy tổ (Ảnh: bellarmine)
 
Nhưng điều kỳ lạ là, trong miệng có răng, đầu cánh lại có 3 móng. Xương bàn tay và bàn chân đều tách rời. Có một cái đuôi dài, gồm những đốt xương đuôi tách rời. Những đặc điểm này lại là của loài động vật bò sát. Qua nghiên cứu thấy rằng, đó là đại biểu trung gian quá độ từ loài bò sát sang loài chim, vì vậy được gọi là chim thủy tổ.
 
Qua giám định, tốc độ bay nhỏ nhất của chim thủy tổ là 7,6m/giây. Nó có thể đập cánh bay, nhưng không được lâu.
 
Chim thủy tổ đã chuyển sinh hoạt động dưới đất sang sinh hoạt trên không như thế nào?
 
Có 2 quan điểm:
 
- Một là, chim nguyên thủy leo trèo trên cây, rồi chuyển dần sang bay đoạn ngắn tiến tới bay lượn.
 
- Hai là, chim nguyên thủy chạy trên 2 chân, còn 2 chi trước dùng để vồ bắt mồi, dần dần chi trên phát triển thành cánh bay.
 
Chim nguyên thủy tuy chỉ tìm thấy trên hóa thạch, nhưng đã cung cấp chứng cớ cho gốc gác của loài chim, được coi là tổ tiên của loài chim.
 
Bộ xương của chim thủy tổ (Ảnh: fsteeman)

(Theo Thế giới động vật)

Bài cùng chuyên mục

  • Cá sấu ăn thịt khủng long

    Bãi phân cứng như đá và khúc xương có vết đớp lạ lùng giúp các nhà khoa học dựng lại chân dung một loài bò sát dài 9m thời tiền sử: cá sấu ăn thịt khủng long.

  • Tìm thấy "quái vật" biển lớn chưa từng thấy

    Hóa thạch của một con bò sát biển khổng lồ vừa được khai quật trên một hòn đảo ở Bắc cực, thuộc về loài bò sát biển lớn nhất mà khoa học từng biết đến, các nhà khoa học Na Uy thông báo. Mẫu vật 150 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Spitspergen, trên dãy đảo Svalbard ở Bắc cực vào năm 2006.

  • Argentina phát hiện hóa thạch loài bò sát biển niên đại 70 triệu năm

    Sau gần 10 năm nghiên cứu, vừa qua một nhóm các nhà khoa học nước này đã phát hiện hóa thạch loài bò sát biển có niên đại 70 triệu năm tại đảo Vega, cách cơ sở nghiên cứu Nam cực Marambio của Argentina khoảng 60 km về phía nam.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.