8 loài động vật không xương sống ở nước xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới

 1. Sao biển Nam Thái Bình Dương - Asterias amurensis

A. amurensis là một loài động vật không xương sống ở biển có nguồn gốc từ Trung Quốc, Triều Tiên, Nga và Nhật Bản. Loài sao biển này đã và đang lan tràn sang vùng Bắc Mỹ và Úc gây ra tác động nghiêm trọng đến quần thể các loài động vật nhuyễn thể bản địa.  Tại những nơi có  mật độ loài sao biển này cao hầu hết các loài hai mảnh vỏ và các loài động vật không xương sống sống bám hoặc cố định đều bị loại trừ.
 
 
(Ảnh: afsc.noaa)
 
2. Cua xanh Carcinus maenas
 
Loài cua xanh có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Phi. Cua xanh đã được du nhập vào Mỹ, Úc và Nam Phi. Cua xanh là một loài ăn thịt phàm ăn có thành phần thức ăn bao gồm các loài thân mềm hai mảnh vỏ đặc biệt là trai. Tại những nơi du nhập của xanh gây ra hiện tượng suy giảm số lượng của các loài cua khác và các loài thân mềm hai mảnh vỏ.
 
 
(Ảnh: tmu.uit.no)
 
3. Giáp xác Cercopagis pengoi
 
Cercopagis pengoi là loài giáp xác nhỏ có nguồn gốc tử các vùng biển Caspian, Azov và Ả rập. Loài giáp xác này đã xâm nhập vào biển Baltic, Vịnh Riga, Phần Lan và Ngũ Đại hồ. Ở đây chúng đã sinh sôi rất mạnh và cạnh tranh về thức ăn với cá, vì là loài giáp xác ăn thịt nhiều động vật thuỷ sinh nó làm tăng hiện tượng phì dưỡng.
 
 
(Ảnh: bioresurs)
 
4. Trai vằn - Dreissena polymorpha
 
Trai vằn có nguồn gốc từ Biển Caspy và Biển Đen. Hiện nay chúng đã xâm nhập và thích nghi phát triển ở Anh, Tây Âu, Canađa và Mỹ. Trai vằn cạnh tranh với động vật nổi về thức ăn và do đó ảnh hưởng tới lưới thức ăn tự nhiên. Chúng còn gây ảnh hưởng đến các chức năng sinh thái của các loài thân mềm bản địa và gây ra tổn thất lớn về kinh tế.
 
 
(Ảnh: starfish)
 
5. Cua khe di cư - Eriocheir sinensis
 
Cua khe di cư có nguồn gốc từ Châu Á đã góp phần làm tuyệt chủng các loài động vật không xương sống bản địa ở nhiều nơi, chúng làm biến đổi môi trường sống bằng các hoạt động đào hang và gây tổn thất 100000 đô la mỗi năm cho một số ngành công nghiệp (nghề cá và cá cảnh).
 
 
(Ảnh: jjphoto)
 
6. Sứa Lược Leidyi - Mnemiopsis leidyi
 
Sứa Lược Leidyi là loài bản địa thuộc vùng tây Atlantic, tuy nhiên sự bùng nổ số lượng quần thể của chúng ở vùng Biển Đen đã dẫn đến sự thay đổi rất lớn đối với cấu trúc hệ sinh thái ở đây do chúng ăn thịt cá con. Ngoài ra chúng cũng ăn thịt cả các loài thân mềm sống nổi và ấu trùng các loài động vật giáp xác.
 
 
 
(Ảnh: infovek)
 
7. Trai Địa Trung hải - Mytilus galloprovincialis
 
Trai địa trung hải xâm nhập vào Nam Châu Phi và đang cạnh tranh thế chỗ các loài trai đen và nâu bản địa. Đôi lúc Trai Địa Trung Hải còn được gọi là trai xanh và dễ bị nhầm lẫn với loài Mytillus edilus. Đây là một loài được du nhập vào Hawaii và nhiều nơi khác thuộc Mỹ.
 
 
(Ảnh: aquamuseum)
 
8. Trai Trung Hoa -  Potamocorbula amurensis
 
Trai Trung Hoa có nguồn gốc ở Nhật Bản, Trung Quốc và Triều Tiên, được du nhập vào Mỹ và gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường nước ở đây do chúng đã cạnh tranh thế thế được vị trí của các quần xã sinh vật đáy bản địa cũng như tiêu diệt quần xã thực vật nổi.
 
 
 
(Ảnh: marine.csiro)
 
(Những loài không có trong danh sách không có nghĩa là kém nguy hiểm hơn)

(Theo khoahoc)

    Bài cùng chuyên mục

    • Cá đi bộ và nguồn gốc tiến hóa trên cạn

      Cuộc nghiên cứu mới về “cá đi bộ” đã giúp khám phá bí mật về sự tiến hóa của các động vật khi di cư từ biển lên đất liền cách đây 400 triệu năm.

    • Cá voi chết hàng loạt trên bờ biển New Zealand

      Hơn 60 con cá voi hoa tiêu đã chết trong vụ mắc cạn lớn tại một bãi biển hẻo lánh ở New Zealand.

    • Rồng lá

      Nếu như nói không có rồng tồn tại trên đời này thì điều đó có thể là chưa đúng. Chỉ cần một lần nhìn thấy con Phycodurus eques nhiều người sẽ tin là có rồng ngay, chỉ có điều không phải là rồng phun lửa trong thần thoại mà là một con vật giống y như con rồng có kích thước nhỏ hơn.

    • Cá heo từng sống trên cạn

      Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết tháng trước đã bắt được một con cá heo mũi khoằm có một bộ vây đặc biệt mà họ cho là dấu tích của những chân sau. Điều này chứng tỏ loài thú sống dưới biển này từng đi lại trên cạn.

    • Một số loài cá sống ở nơi khắc nghiệt nhất trên trái đất

      Ở độ sâu hàng trăm mét, trên miệng núi lửa, hồ lưu huỳnh hay trong những hồ nước nóng vẫn tồn tại nhiều loài cá kỳ lạ nhất thế giới.

    • 'Đôi mắt' kỳ diệu của loài rắn nước

      Các xúc tu kì diệu của con rắn nước có thể giúp nó “nhìn thấy” con mồi trong những vùng nước âm u, nhờ dao động nhẹ của dòng nước được gây ra bởi các con mồi.

     
     

    • Thiết kế web

      www.webdesign.vn

      Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

    • Tin kinh tế

      www.tinkinhte.com

      Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

    • Tin sức khỏe

      www.tinsuckhoe.com

      Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

    • Tin khoa học

      www.tinkhoahoc.com

      Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

    • Tin pháp luật

      www.tinphapluat.com

      tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

    Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

    Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

    Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

    Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

    Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.