Cá sấu quí hiếm chết, Ấn Độ xôn xao

 Ba thập kỷ sau khi được cứu thoát khỏi nguy cơ tuyệt chúng, loài cá sấu Ấn Độ quí hiếm, còn được biết đến với tên cá sấu Gharial, lại đang chết hàng loạt bên bờ sông Chambal. Các quan chức kiểm lâm nước này vẫn chưa thể giải thích việc này.

Từ giữa tháng 12, Khu bảo tồn Động vật hoang dã Quốc gia Chambal đã xác nhận 76 trường hợp cá sấu chết dọc bờ sông, bắt đầu từ bang Madhya Pradesh, miền trung Ấn Độ, rồi lan tới hai bang Rajasthan và Uttar Pradesh.
 
Gadiraju Sudhakar, nhân viên kiểm lâm Chambal, cho biết những khám nghiệm tử thi đầu tiên chỉ ra rằng cá sấu chết vì xơ gan và loét dạ dày. Các kiểm tra sau đó cho thấy mức than chì trong trong gan cá sấu “dù không độc nhưng có thể phá hỏng hệ miễn dịch,” ông Sudhakar nói thêm. Nhưng mọi chuyện càng thêm phức tạp khi nhiều loài khác trong hệ sinh thái Sông Chambal, bao gồm hàng chục loài cá vốn là thức ăn của cá sấu Gharial, lại vẫn khoẻ mạnh.
 
 
Cá sấu Gharial quí hiếm của Ấn Độ 
(Ảnh: Madrascrocodilebank)
 
Các cuộc kiểm tra tiếp theo trên nhiều loài cá phát hiện lượng than chì cao. Nhưng các chuyên gia khẳng định rằng lượng than trong cả cá và cá sấu Gharial đều chưa đến mức gây tử vong. Các nhà hoạt động môi trường đang gây sức ép, buộc các quan chức kiểm lâm làm rõ nguồn gốc than chì và giải thích lý do cá sấu chết trong khi mồi săn của chúng không hề bị ảnh hưởng.
 
Cá sấu Gharial có nguồn gốc từ Nam Á là một trong những loài cá sấu nước ngọt bị đe doạ nghiêm trọng nhất. Quĩ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) cho rằng loài này đã hoàn toàn biến mất khỏi nơi cư trú trước kia của chúng ở Pakistan, Bhutan và Myanmar.
 
Tổ chức này ước tính chỉ còn khoảng 1.300 con cá sấu Gharial sống sót trong tự nhiên, chủ yếu ở Ấn Độ. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WCU) gần đây đã không gọi tình trạng của loài này là “đang bị đe doạ” nữa mà chuyển sang dùng từ “bị đe doạ cực kỳ nghiêm trọng”.
 
Các nhà hoạt động môi trường và Bộ Lâm nghiệp Ấn Độ tin rằng số cá sấu chết gần đây đã làm giảm lượng cá sấu nuôi xuống còn dưới 200 cặp.
 
Từ năm 1979, dưới sức ép từ các nhà bảo tồn, chính phủ Ấn Độ đã phải thiết lập một khu vực được bảo vệ dọc theo bờ sông Chambal nhằm ngăn chặn nạn săn trộm cá sấu lấy da; đồng thời ấp trứng và nuôi nhốt cá sấu con để bảo vệ chúng trước các loài ăn thịt.
 
Theo Ban Quản lý Ô nhiễm Trung ương Ấn Độ (đóng tại New Delhi) thì Sông Chambal là một trong những dòng sông sạch nhất nước này. Bộ Lâm nghiệp nghi ngờ nguồn gốc than chì là từ sông Yamuna. Con sông này tập trung rác thải công nghiệp từ thủ đô và một số thành phố công nghiệp lân cận và đổ vào sông Chambal ở hạ nguồn. Các loài cá thường bơi ngược dòng để tìm chỗ nước sạch, đặc biệt là vào mùa mưa.
 
Vẫn chưa có một cuộc điều tra nào nhằm tìm ra nguồn gốc than chì. Devendra Swarup, người đứng đầu bộ phận thuốc thú y của Viện Nghiên cứu Thú y (tại Izatnagar, bang Uttar Pradesh) – nơi đã phát hiện ra than chì trong gan cá sấu chết - nhấn mạnh rằng cần có sự hỗ trợ từ các chuyên gia quốc tế để giải quyết vấn đề, nếu không, nó có thể gây hại nghiêm trọng tới hệ động vật hoang dã Ấn Độ trong tương lai.
 
Các nhà bảo tồn cho biết việc cá sấu Gharial chết hàng loạt rất đáng chú ý vì đây có thể là tín hiệu đầu tiên cho thấy dòng sông đã bị ô nhiễm cũng như cảnh báo nhiều mối đe doạ nghiêm trọng đối với toàn bộ hệ sinh thái.

(Theo NewYork Times, Tuổi trẻ)

Bài cùng chuyên mục

  • Biển càng mặn, cá mập càng ít máu

    Lượng máu trong mỗi con cá mập phụ thuộc vào độ mặn của nước biển xung quanh. Tương tự, thể tích các dịch lỏng khác cũng được điều tiết theo môi trường. Đây là một trong những nghiên cứu quy mô nhất về hiện tượng này cho đến nay.

  • Phát hiện thú vị về loài rắn biển

    Tuy sống trong các đại dương, song rắn biển không uống nước mặn ngay cả khi chúng rất khát.

  • Chuyện lạ về cá sấu

    Cá sấu đã có mặt trên Trái Đất từ 240 triệu năm trước, cùng thời với khủng long. Cá sấu có thể sống trên cạn lẫn dưới nước và là loài vật có nhiều điều kỳ lạ...

  • Cá sấu stress và… tuyệt thực

    Một nhóm cá sấu đã bị chấn thương tinh thần sau khi cơn bão nhiệt đới tấn công nước Úc vào tuần trước. Kết quả là, chúng trốn dưới nước và tuyệt thực, một số công viên động vật hoang dã cho biết.

  • Nước mắt cá sấu giúp tiêu hóa thức ăn

    Nhiều quan sát đã chứng tỏ rằng cá sấu và một số loài cùng họ của chúng thực sự có nước mắt, nhất là khi chúng đang xâu xé con mồi. Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thực sự tìm ra được nguyên nhân giải thích hiện tượng này.

  • Nước mắt cá sấu vẫn còn gây tranh cãi

    Các quan sát cho thấy cá sấu và họ hàng gần gũi của nó thực sự nhỏ lệ, kể cả khi chúng lao vào xé toạc con mồi. Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ vì sao.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.