Giác quan thứ 6 của cá heo

Cho đến nay, chúng ta vẫn biết cá heo đã mất hoàn toàn khứu giác nhưng vẫn có 5 giác quan: thị giác, xúc giác, thính giác, vị giác và định vị bằng sóng siêu âm. Tương tự dơi, cá heo có khả năng phát ra sóng siêu âm, sau đó cảm nhận sóng dội lại để “vẽ” địa thế xung quanh và phát hiện con mồi.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc sở thú Münster (Đức) vừa đăng tải trên chuyên san Proceedings of the Royal Society B, cá heo Guyane (Sotalia guianensis) có thêm giác quan thứ 6 là cảm thụ điện trường. Chúng có thể cảm nhận những điện trường nhỏ phát ra từ con mồi.

Các chuyên gia đã mổ xác một trong 2 cá heo Guyane ở sở thú Münster khi chú ta vừa chết. Trước đó, họ vẫn nhận thấy giống cá heo này có những hốc lông nằm dọc trên phần mỏm nhô ra. Ở những động vật hữu nhũ khác, đây là vị trí của những bộ râu, cơ quan xúc giác cực kỳ quan trọng. Sau khi giải phẫu chi tiết hốc lông, nhóm nghiên cứu không tìm thấy “vết tích” của râu mép mà phát hiện một loại chất nhầy tương tự như ở mỏ của thú mỏ vịt, một loại thú đẻ trứng đặc hữu của châu Úc. Chất nhầy này giúp thú mỏ vịt có hệ thống cảm thụ điện trường rất tinh tế.

Giác quan thứ 6 của cá heo
Cá heo có khả năng cảm thụ điện trường

Để kiểm chứng khám phá mới, các nhà khoa học đã thực hiện 186 thí nghiệm với Paco, chú cá heo Guyane còn lại của sở thú Münster. Đúng như dự đoán, Paco có khả năng cảm nhận được các kích thích điện ở cường độ cực thấp, cùng mức với thú mỏ vịt. Khi nhóm nghiên cứu lấy bao nhựa bao xung quanh các hốc lông ở mõm lại, khả năng này của chú hoàn toàn biến mất.

Cho đến nay, ngoài thú đẻ trứng, cá heo Guyane là động vật hữu nhũ duy nhất mà các nhà khoa học nhận thấy khả năng cảm thụ điện trường. Tuy nhiên, giác quan này lại rất phổ biến ở nhiều loài cá. Chẳng hạn, với thị giác lèm nhèm, cá mập có lẽ sẽ đói meo mốc nếu không cảm nhận được điện trường trong lúc săn mồi. Một số loại cá còn có thể tạo ra điện trường xung quanh mình. Tất cả những “khách không mời” lỡ chạm vào “vùng cấm” đều đánh động gia chủ và bị xác định vị trí ngay lập tức.

Còn về cá heo Guyane, do Paco sống trong môi trường nuôi nhốt nên chưa thể nói chính xác ở môi trường tự nhiên, chúng sử dụng khả năng cảm thụ điện trường như thế nào. Theo nhóm nghiên cứu, do môi trường sống của loài cá heo này là nước đục vì nhiều bùn nên có thể chúng sẽ dùng cảm thụ điện trường để xác định con mồi ở gần và phát sóng siêu âm để dò tìm con mồi ở xa.

 
 Theo Thanh Niên

    Bài cùng chuyên mục

    • Giác quan thứ sáu của loài cá

      Một nhóm các nhà khoa học khẳng định loài cá có "giác quan thứ sáu". Nghiên cứu nhận thấy rằng nhờ giác quan này mà cá cảm nhận được dòng chảy của nước, vị trí con mồi, thậm chí biết trước để tránh biển động.

    • Kiểu sinh sản kỳ quặc của loài cá quỷ Anglerfish

      Sau khi phục vụ bạn tình, mọi bộ phận trong cơ thể cá đực Anglerfish đều dần tiêu biến rồi chết đi để lại lượng tinh hoàn đủ cho con cái thụ tinh.

    • Khám phá mới về bò cạp biển

      Các nhà khoa học từng tin rằng loài động vật chân đốt có tên là bò cạp biển (pterygotid eurypterids) là những kẻ săn mồi ưu việt tại các vùng biển nông.

     
     

    • Thiết kế web

      www.webdesign.vn

      Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

    • Tin kinh tế

      www.tinkinhte.com

      Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

    • Tin sức khỏe

      www.tinsuckhoe.com

      Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

    • Tin khoa học

      www.tinkhoahoc.com

      Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

    • Tin pháp luật

      www.tinphapluat.com

      tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

    Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

    Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

    Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

    Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

    Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.