Loài bạch tuộc kỳ lạ có thể tháo rời...dương vật
Loài bạch tuộc Argonaut thay vì giao phối trực tiếp với nhau, con đực chỉ đơn giản tự cắt bỏ "cánh tay" có chứa tinh trùng và để nó tự bơi lại thụ tinh với trứng của con cái.
Con bạch tuộc Argonaut, loài động vật thân mềm sống trong một chiếc vỏ do mình tự tạo ra, là loài sinh vật biển duy nhất bơi thông qua lực đẩy phản lực. Chúng sử dụng vòi phun khỏe mạnh phun nước qua một cái phễu trong lớp vỏ tạo lực đẩy.
Những con bạch tuộc đực thường dài vài centimet, chỉ bằng khoảng 10% kích thước của cá thể cái. Vì cấu tạo kích thước chênh lệch giữa hai giới nhiều như vậy nên loài sinh vật biển này đã đặt ra một câu hỏi hóc búa cho các nhà khoa học: Làm thế nào mà chúng sinh sản được khi cá thể đực chỉ bằng một phần nhỏ so với kích thước của cá thể cái?
Đây là loài bạch tuộc có dương vật thuộc dạng kỳ quái nhất. (Ảnh Iflscience)
Theo Iflscience, các nhà khoa học đã tìm ra một cách lí giải vô cùng thú vị về việc giao phối của loài này. Mặc dù các nhà nghiên cứu chưa bao giờ quan sát được những cá thể bạch tuộc đực sống trong tự nhiên nhưng họ đã thu thập được kiến thức về quá trình sinh sản của chúng thông qua một cá thẻ đực đã chết và một cá thể cái còn sống.
Các cá thể đực sẽ phát triển một xúc tu có thể biến đổi trong một bao da nhỏ dưới mắt. Đến thời điểm thích hợp, chúng sẽ nổ tung ra khỏi khoang chứa và bơi qua cá thể cái, gắn vào lớp vỏ của nó bằng ống hút và chúng sẽ chuyển động theo cách riêng vào bên trong.
Nói dễ hiểu hơn, thay vì giao phối trực tiếp với nhau, con đực chỉ đơn giản tự cắt bỏ "cánh tay" có chứa tinh trùng và để nó tự bơi lại thụ tinh với trứng của con cái. Đây là loài có dương vật thuộc dạng kỳ quái nhất. Bạch tuộc Argonaut sẽ tự tách dương vật ra để nó bơi đến tìm bộphận sinh dục của con cái.
Các con đực sẽ chết ngay sau khi ném xúc tu của mình vào cá thể nữ. Đây là một hiện tượng bất thường ở động vật thân mềm, những con cái sẽ không chết và tiếp tục phát triển và sinh sản.