Những 'quái vật' biển dưới biển sâu
Nếu như mặt đất là khu vực thống trị của con người thì biển khơi lại là nơi reo rắc vô vàn nỗi khiếp sợ cho loài người bởi đây là vùng đất của những "quái vật" to lớn, hung dữ và đầy nọc độc.
Cá mập hổ
Cá mập hổThông thường, con người chỉ chú ý tới loài cá mập trắng nhưng trên thực tế, cá mập hổ mới là sinh vật khiến nhiều người thiệt mạng nhất.
Cá mập hổ có thể ăn bất cứ thứ gì từ cá, hải cẩu, chim, mực ống, cá mập nhỏ, cá heo, cả biển xe ô tô và lốp ô tô cũ. Cơ thể chúng phát triển nhanh chóng và nặng tới 1 tấn, dài 5,5m.
Chúng sinh sống chủ yếu trong vùng nước lạnh và nhiệt đới, đặc biệt là ở các quần đảo tại trung Thái Bình Dương.
Cá đá
Cá đá là loài mang nọc độc nguy hiểm nhất trên thế giới. Chúng là cao thủ trong việc hóa trang, giấu mình trong các tầng đá dưới đáy biển, khiến những con mồi không thể phát hiện ra sự có mặt của chúng bởi lúc này trông chúng không khác gì những tảng đá.
Mặc dù cá đá không tấn công con người nhưng chúng ta cũng không nên dẫm chân lên chúng. Bởi những chiếc gai trên khắp cơ thể chuyên dùng để tự vệ và chiến đấu lại các loài cá mập cũng như nhiều đối thủ khác sẽ gây thương tích cho con người. Ngoài ra, nọc độc của chúng có thể gây bại liệt tạm thời và thậm chí tử vong nếu như không được chữa trị kịp thời.
Cá nóc
Cá nóc mang chất độc tetrodotoxin mạnh hơn cả cyanide/cyanure (độc chất ức chế sự hô hấp hiếu khí ở mức độ tế bào và ngăn chặn các tế bào tiêu thụ oxygen).
Chỉ có những đầu bếp Nhật Bản hàng đầu được đào tạo bài bản mới có thể chế biến thành công món cá nóc nhưng cho tới nay nó vẫn được xem là "món ăn tử thần".
Tuy nhiên, nọc độc của cá nóc lại khá hữu ích khi các nhà khoa học đang cho thử nghiệm để làm giảm các triệu chứng nghiện ngập như nghiện herion.
Rắn biển
Con người luôn cảm thấy sợ hãi trước nọc độc của các loài rắn. Tuy nhiên sự thật là các loài rắn biển lại không có nọc độc như những loài rắn sống trên mặt đất, nên chúng hoàn toàn vô hại với con người.
Cá nhím biển
Cá nhím biển nổi bật với thân hình toàn gai nhọn chứa nọc độc. Mặc dù không thể gây tử vong cho con người nhưng khi chẳng may dẫm phải, nọc độc sẽ ngấm vào vết thương khiến con người cảm thấy đau đầu, buồn nôn, khó thở.
Thông thường vết thương chỉ sưng đau kéo dài tối đa khoảng 1 giờ nhưng cảm giác đau và tê buốt thần kinh có thể kéo dài hàng tuần.
Cá sấu
Cá sấu nước mặn nổi tiếng là một trong những đối thủ đáng gờm trong thế giới các loài động vật ăn thịt.
Với chiều dài cơ thể hơn 6m, và nặng tới gần 1.400kg, chúng có thể săn những con mồi to lớn như khỉ, kangaroo, trâu và cả cá mập.
Nhờ cấu tạo hàm răng lớn sắc nhọn, chúng dễ dàng dìm con mồi lớn như những con trâu nước xuống dưới nước để xơi tái và đôi khi con người cũng là nạn nhân của chúng. Ban đầu chúng dùng hàm răng lớn cắn chặt con mồi rồi từ từ dùng lực cơ thể xoắn con mồi tới lúc chết.
Cá đuối gai độc
Với cái chết của "chuyên gia săn cá sấu" - Steve Irwin vào năm 2006, cá đuối gai độc đã trở thành cái tên được đưa vào danh sách những quái vật biển khơi nguy hiểm nhất.
Đuôi của cá đuối gai độc có thể dài hơn 20cm và khi cảm thấy nguy hiểm cận kề cái đuôi này sẽ cứng hơn, sắc nhọn như chiếc dao cắt thịt đồng thời tiêm chất độc chí mạng khiến kẻ thù gục ngã.
Theo Phòng thí nghiệm Hải dương Mote (Mỹ), chất độc trong đuôi cá đuối gai độc có thể tạo thành những vết thương lớn trên cơ thể các loài động vật có vú, ảnh hưởng tới nhịp tim và đường hô hấp của chúng.
Sư tử biển
Sư tử biển vốn được xem là loài động vật đáng yêu, được huấn luyện để làm trò tiêu khiển trong các sở thú nhưng chúng vẫn có khả năng cắn người.
Vào năm 2006, 2 vụ sư tử biển tấn công con người đã được thông báo. Theo các nhà điều tra, khả năng loài sư tử biển tại bang California và San Francisco đã không may ăn phải loài tảo chứa độc tố, khiến chúng bị rối loạn hành vi.
Quan chức thành phố San Diego cũng cảnh báo người dân rằng giống như các loài động vật hoang dã, hải cẩu và sư tử biển có thể bất ngờ trở nên hung tợn và với hàm răng sắc nhọn chúng vẫn có thể tấn công con người.
Lươn Moray
Mang hình dáng như loài lươn, nhưng lươn Moray lại dài tới 2,4m, với cái miệng nhô hẳn ra phía trước và bộ hàm rộng. Thông thường, con mồi sẽ bị đánh lừa bởi trông chúng như những xác chết nằm duới đáy biển.
Bằng hàm răng sắc nhọn hình lưỡi cưa, lươn Moray tiêu diệt kẻ thù bằng những cái nghiến gây thương tích nặng đồng thời chính những vi khuẩn trong miệng lươn Moray gây nhiễm trùng vết thương. Tuy nhiên, nếu như phát hiện ra tấn công nhầm, lươn Moray sẽ nhanh chóng giải thoát cho con mồi.
Thông thường ban ngày chúng chui lủi trong các hang hốc và chỉ đi săn mồi vào ban đêm. Chúng có thể ăn bất cứ sinh vật và loài cá nào mà chúng bắt gặp.
Theo Infonet