'Vương quốc' cá heo hiếm trong rừng đước

 Một quần thể cá heo nước mặn quý hiếm vừa được tìm thấy trong một rừng đước tại Bangladesh. 

 
Cá heo Irrawaddy. Ảnh: wordpress.com.
 
Các nhà khoa học của Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã ước tính gần 6.000 cá heo Irrawaddy - loài có họ hàng với cá voi sát thủ - sống trong những khu vực nước ngọt thuộc rừng đước Sundarbans của Bangladesh. Những khu vực nước ngọt này tiếp giáp với vịnh Bengal. 
 
Từ trước tới nay người ta hiếm khi tiến hành tìm thấy động vật nước mặn trong rừng đước Sundarbans. 
 
Mỗi phát hiện về cá heo Irrawaddy đều quan trọng vì giới khoa học không biết chính xác bao nhiêu cá heo thuộc loài này đang tồn tại trên hành tinh. Trước đó, quần thể cá heo Irrawaddy chỉ có vài trăm con. 
 
Cá heo Irrawaddy được đưa vào danh sách các động vật dễ bị tổn thương trong sách đỏ quốc tế vì số lượng của chúng đang giảm mạnh. 
 
"Phát hiện này khiến chúng tôi nghĩ về một tương lai sáng sủa hơn cho cá heo Irrawaddy. Bangladesh là một khu bảo tồn quan trọng đối với chúng, và nỗ lực bảo tồn ở rừng đước Sundarbans nên được ưu tiên hàng đầu", tiến sĩ Brian D. Smith, một trong những chuyên gia tìm thấy cá heo tại Bangladesh, phát biểu. 
 
Smith và cộng sự cảnh báo rằng mạng sống của các loài cá heo ngày càng trở nên mỏng manh do chúng hay vô tình vướng vào lưới bắt cá. Trong quá trình tìm kiếm cá heo trong rừng đước, nhóm chuyên gia nhìn thấy hai con chết vì vướng vào lưới. Ngư dân địa phương thừa nhận rằng những tai nạn như thế xảy ra khá thường xuyên.

(Theo VnExpress)

    Bài cùng chuyên mục

    • Khám phá bí ẩn “thợ lặn” chuột chù nước

      “Thợ lặn” nhỏ nhất thế giới tồn tại như thế nào trong vùng biển băng giá để bắt mồi? Một cuộc nghiên cứu mới về chuột chù nước ở Mỹ đã khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên khi cho thấy rằng động vật này nhanh chóng tăng nhiệt độ cơ thể ngay trước khi lao xuống dòng nước lạnh, theo trang tin Eurekalert.

    • Bí mật về hàm cá voi

      Bằng cách mổ xẻ xác cá voi, người ta đã thấy được cấu trúc phức tạp của chiếc hàm khổng lồ mà lâu nay các nhà nghiên cứu chưa từng biết tới.

    • Tìm hiểu loài động vật không não biết "hắt hơi" như người

      Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Canada chỉ ra, loài động vật không não - bọt biển biết "hắt hơi" như con người.

    • Lưỡi câu thiên nhiên

      Cá ép có tên khoa học là Echeneis naucrates, thường phân bố ở những vùng nước ấm áp thuộc Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nếu như không đang gắn chặt chính bản thân mình vào một vật chủ, thì chúng thích bơi tự do ở những nơi gần bờ, những nơi có nước hơi mặn, hay quanh các vỉa san hô.

    • Cá heo màu hồng

      Hôm 2-3, Erik Rue - một chủ tàu đánh cá thuộc vùng hồ nước mặn Calcasieu, thuộc phía bắc vịnh Mexico - đã “chộp” được những bức ảnh về loài cá heo quý hiếm với đôi mắt đỏ và da hồng ở vùng này.

    • Biển càng mặn, cá mập càng ít máu

      Lượng máu trong mỗi con cá mập phụ thuộc vào độ mặn của nước biển xung quanh. Tương tự, thể tích các dịch lỏng khác cũng được điều tiết theo môi trường. Đây là một trong những nghiên cứu quy mô nhất về hiện tượng này cho đến nay.

     
     

    • Thiết kế web

      www.webdesign.vn

      Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

    • Tin kinh tế

      www.tinkinhte.com

      Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

    • Tin sức khỏe

      www.tinsuckhoe.com

      Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

    • Tin khoa học

      www.tinkhoahoc.com

      Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

    • Tin pháp luật

      www.tinphapluat.com

      tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

    Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

    Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

    Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

    Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

    Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.