Phát hiện cá cướp biển "trang bị" vũ khí hoá học

 Chú cá nước ngọt kỳ lạ, có tên cá cướp biển có thể sử dụng chất hóa học mà nó tạo ra để “che” mùi cơ thể và lẩn tránh ánh mắt của kẻ thù.

Nếu việc sử dụng chất hóa học này được khẳng định thì đây sẽ là loài động vật đầu tiên sử dụng chất hóa học để chống lại kẻ thù, từ côn trùng đến các loài lưỡng cư được biết đến.
 
Loài cá cướp biển này thường sống ở những dòng suối và hồ Bắc Mỹ. Loài này có xu hướng ăn thịt các con cá khác trong bể bơi. Cá có một vài đặc điểm nổi trội như nó là thành viên duy nhất của họ nhà cá Aphredoderidae, hậu môn của loài này nằm gần cằm nó.
 
2 nhà nghiên cứu, William Resetarits - nhà sinh học thuộc đại học công nghiệp Texas, Lubbock, Mỹ và đồng nghiệp của mình, Christopher Binckley thuộc đại học Arcadia ở Pennsylvania, Mỹ đã phát hiện thêm một điểm đặc biệt của cá cướp biển.
 
 
Loài cá nhiều điều kỳ lạ - cá cướp biển.
 
Trong hàng loạt các thí nghiệm được các nhà nghiên cứu tiến hành, họ nhận thấy loài bọ cánh cứng và ếch cây thường ít sống tại những nơi có loại cá là kẻ thù của chúng và con chúng. Tuy nhiên, cá cướp biển là ngoại lệ.
 
Loài ếch cây thường chỉ đẻ vài quả trứng tại các ao, nhưng lại đẻ rất nhiều ở ao có cá cướp biển sống. Các nhà khoa học cũng nhận được kết quả tương tự với loài bọ cánh cứng.
 
Kết quả này khiến các nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên và họ nhanh chóng nhận ra rằng loài ếch cây và bọ cánh cứng không hề biết đến sự tồn tại của cá cướp biển.
 
Tuy nhiên đến giờ họ vẫn chưa biết cơ chế tự “tàng hình” bản thân của loài cá này.
 
Có thể đó là một lớp áo ngụy trang, khó bị phát hiện hoặc nhận diện, hoặc nó không tạo ra những tín hiệu bị đối phương phát hiện ra.
 
Resetarits cho biết ông muốn kiểm tra khả năng che giấu bằng hóa học đã ảnh hưởng đến khả năng săn bắt của chúng thể nào, và liệu chúng có thể lẩn trốn được cả con mồi và kẻ thù hay không.
 
Các nhà khoa học cũng đang dự tính nghiên cứu sâu hơn về những tín hiệu mà bọ cánh cứng và ếch sử dụng để xác định cá sống trong ao và đâu là những tín hiệu mà cá cướp biển thiếu, khiến ếch và bọ cánh cứng không phát hiện ra chúng.

(Theo Kien Thuc)

    Bài cùng chuyên mục

    • Tìm thấy protein phát sáng trong lươn

      Một loài lươn nước ngọt, thường xuất hiện trong các món sushi của người Nhật, là động vật xương sống đầu tiên được phát hiện sở hữu protein huỳnh quang tự nhiên.

    • Cá chó Esox lucius

      Tên khoa học là Esox lucius là loại cá dữ thích sống ở nơi nước ít chảy, ven bờ sông, bờ hồ có nhiều cây cỏ. Cá chó là một trong những loại cá nước ngọt có khả năng thích nghi tốt nhất - chúng sống được ở những nơi nước rất lạnh, cũng ở được trong nước ấm và cả nước bùn lầy. Loại cá chó này có nhiều ở Bắc Mỹ và Bắc Âu.

    • Những thủy quái kỳ dị dưới lòng biển sâu

      Cuộc sống đa dạng dưới lòng đại dương luôn ẩn chứa những bí ẩn nằm ngoài sức tưởng tượng của con người. Những con vật luôn ẩn mình dưới đáy nước cũng mang trong mình dáng vẻ dị thường.

     
     

    • Thiết kế web

      www.webdesign.vn

      Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

    • Tin kinh tế

      www.tinkinhte.com

      Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

    • Tin sức khỏe

      www.tinsuckhoe.com

      Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

    • Tin khoa học

      www.tinkhoahoc.com

      Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

    • Tin pháp luật

      www.tinphapluat.com

      tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

    Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

    Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

    Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

    Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

    Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.