10 cuộc tuyệt chủng tự nhiên lớn nhất từ thập niên 90 thế kỷ 20

Con người là nguyên nhân chính đứng đằng sau những vụ tuyệt chủng của rất nhiều loài động vật.

1. Cóc vàng B. periglenes

Cóc vàng B. periglenes

Cóc vàng B. periglenes là một loài động vật lưỡng cư thuộc Họ Cóc. Loài này có nhiều ở một rừng nhiệt đới mây phủ có diện tích 30km2 trên thành phố Monteverde, Costa Rica. Loài này được mô tả đầu tiên năm 1966 bởi Jay Savage.

Từ ngày 15 tháng 5 năm 1989, không một cá thể B. periglenes nào được ghi nhận ở bất cứ nơi nào trên thế giới và loài này đã được xếp hạng trong nhóm các loài bị tuyệt chủng bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Việc tuyệt chủng đột ngột của loài này được cho là một phần của sự giảm sút tự nhiên của dân số loài lưỡng cư do dịch nấm.

2. Báo Zanzibar

Báo Zanzibar

Báo Zanzibar ban đầu đầu được mô tả là một phân loài báo hoa (Panthera pardus adersi) bởi Tiến sĩ Pocock vào năm 1932. Các phân tích di truyền sau này trong những năm 1990, quần thể này được đưa vào nhóm chung với phân loài báo châu Phi.

Quần thể báo Zanzibar từng sinh sống trên đảo Unguja trong quần đảo Zanzibar, một phần của Tanzania, nhưng đã tuyệt chủng hoàn toàn. Sự xung đột gia tăng giữa người dân và báo Zanzibar trong thế kỷ 20 đã dẫn đến việc họ coi báo Zanzibar là loài vật xấu và tìm cách tiêu diệt chúng. Những nỗ lực để phát triển một chương trình bảo tồn báo vào giữa thập niên 1990 đã bị từ bỏ khi các nhà nghiên cứu động vật hoang dã kết luận rằng có rất ít hy vọng cho sự phục hồi và tồn tại lâu dài của phân loài này.

3. Bướm Madeiran

Bướm Madeiran

Bướm Madeiran là một loài bướm trắng lớn đặc hữu của Madeira. Nó có thể đạt đến kích thước từ 55 đến 65mm. Cánh có màu trắng tinh với các đốt đen rộng trên lưng. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng nguyệt quế. Tiêu bản duy nhất của loài bướm này được thu thập vào năm 1977 nhưng trong suốt 15 năm sau, người ta không còn tìm thấy một con bướm nào nữa. Nó có thể là một loài bướm cực hiếm hoặc có thể bị tuyệt chủng. Một lý do cho sự suy giảm của loài bướm này có thể là một loại virus lây nhiễm vào vùng Madeira trong những năm 1950.

4. Cá cát Tecopa cyprinodontidae

Cá cát Tecopa cyprinodontidae

Cá cát Tecopa cyprinodontidae là một phân loài đã hoàn toàn bị tuyệt chủng. Cá cát có khả năng sống sót và chịu đựng ở nhiệt độ cao là loài đặc hữu của một vùng suối nước nóng nằm ở sa mạc Mojave của California. Sự thay đổi môi trường sống và xâm nhập của những loài không phải bản địa đã dẫn đến sự tuyệt chủng của loài này trong khoảng năm 1970.

5. Dê Pyrenean

Dê Pyrenean

Dê Pyrenean hay còn được biết đến với tên Dê rừng Pyrénées. Trong tiếng Tây Ban Nha gọi chúng là bucardo, là một trong bốn phân loài của dê rừng Tây Ban Nha (còn được gọi là dê rừng Iberia), một loài đặc hữu của bán đảo Iberia. Dê núi Pyrénées từng phổ biến nhất trong dãy núi Cantábrica, miền nam nước Pháp và ở phía bắc dãy Pyrénées. Phân loài này đã từng rất phổ biến. Tuy nhiên, người ta đã không còn tìm thấy một con dê núi Pyrenean nào nữa kể từ những năm 1930.

6. Tê giác đen Tây Phi

Tê giác đen Tây Phi

Tê giác đen Tây Phi là một phân loài tê giác hiếm của loài tê giác đen sinh sống ở châu Phi. Năm 2011, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế tuyên bố rằng loài tê giác đen Tây Phi đã tuyệt chủng. Nó đã từng sinh sống khắp ở sa-van tây trung Phi nhưng đã bị tuyệt diệt do nạn săn trộm.

7. Hổ Java

Hổ Java

Hổ Java là một phân loài hổ đã tuyệt chủng, loài này đã tồn tại trên đảo Java của Indonesia. Loài này có lẽ đã tuyệt chủng từ những năm thập niên 1980, hậu quả của việc săn bắn và phá hủy môi trường sống. Sự tuyệt chủng của chúng có thể đã diễn ra từ những năm 1950 trở đi (khi đó người ta cho rằng chỉ còn ít hơn 25 con trong tự nhiên). Con hổ cuối cùng được nhìn thấy năm 1979.

8. Hổ Tasmania

Hổ Tasmania

Hổ Tasmania được biết đến là loài thú ăn thịt có túi lớn nhất thời hiện đại, phân bố chủ yếu ở Australia và Papua New Guinea từ 2.000 năm trước. Chúng còn có tên gọi khác là chó sói Tasmanian vì có ngoại hình khá giống chó sói.

Nguyên nhân khiến loài hổ Tasmania tuyệt chủng trực tiếp là do việc di cư của con người. Những người châu Âu khi di cư sang Úc đã sinh sống, trồng trọt và chăn nuôi trên chính lãnh thổ của loài này.

Những người nông dân đã buộc tội hổ Tasmania tấn công cừu của họ nên dùng nhiều biện pháp khác nhau để tiêu diệt.

Sau 70 năm với mức độ tàn sát không ngừng, loài hổ Tasmania gần như hoàn toàn biến mất. Chú hổ Tasmania cuối cùng đã chết trong một vườn thú ở Tasmania vào năm 1936.

9. Chim bồ câu viễn khách

Chim bồ câu viễn khách

Bồ câu viễn khách hay bồ câu rừng là loài chim sinh sống chủ yếu ở Bắc Mỹ. Loài chim này đặc biệt ở chỗ, chúng di cư thành đàn với số lượng rất lớn, có khi lên đến 2 tỷ con, trải dài trong một khu vực rộng 1.6km, kéo dài 500km trên bầu trời.

Để tồn tại được trong tự nhiên, loài chim này phải đối mặt với nhiều mối đe dọa như việc thay đổi nhiệt độ, bị nhiều loài động vật khác ăn thịt...

Tuy nhiên, con người chính là mối đe dọa lớn nhất đối với loài chim này. Khi người châu Âu đến định cư ở Bắc Mỹ vào thế kỷ XIX, số lượng chim bồ câu viễn khách bắt đầu bị giảm sút do nạn phá rừng và săn bắn để lấy thịt

Chú chim bồ câu viễn khách cuối cùng tên là Martha đã mất vào ngày 1/9/1914 tại vườn thú Cincinnati (bang Ohio, Mỹ). Ngày nay, xác của Martha vẫn được lưu giữ trong viện bảo tàng nhưng không được trưng bày.

10. Vẹt Macaw

Vẹt Macaw

Những con vẹt Macaw nguồn gốc ở Mexico, Trung Mỹ, Nam Mỹ, và trước đây là vùng biển Caribbean. Phần lớn các loài có liên quan đến môi trường rừng rậm, đặc biệt là rừng nhiệt đới, nhưng những loài khác thích môi trường sống như rừng hoặc thảo nguyên.

Đa số các loài vẹt đuôi dài đang nguy cấp trong tự nhiên. Sáu loài đã tuyệt chủng, và loài Spix Macaw hiện nay được coi là đã tuyệt chủng trong tự nhiên. Những vấn đề lớn nhất đe dọa vẹt là tốc độ nhanh chóng của nạn phá rừng và đánh bẫy trái phép.


Theo khampha

Bài cùng chuyên mục

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.