7 động vật di cư dài nhất trong tự nhiên
Theo Tech Insider, chuồn chuồn globeskimmer là loài côn trùng có kích thước chỉ bằng ngón tay út của con người, nhưng chúng có thể bay ở trên không hơn 7.000 km. Ảnh: Greg Lasley.
Chuồn chuồn globeskimmer thỉnh thoảng dừng lại trên các hòn đảo để sinh sản. Thế hệ con cháu của chúng di chuyển thành bầy, bay từ hòn đảo này sang hòn đảo khác ở Thái Bình Dương.
Cá voi xanh, động vật có vú nặng khoảng 200 tấn, có thể bơi khắp các đại dương trên thế giới, bao phủ 71% diện tích bề mặt Trái Đất. Ảnh: National Geographic.
Cá voi xanh sống tại những vùng nước nhiệt đới ấm áp trong mùa đông, sau đó bơi tới vùng biển Bắc Cực có nhiều loài nhuyễn thể để kiếm ăn trong mùa hè. Quãng đường này dài hàng nghìn km mỗi năm.
Những con rùa di chuyển từ khu vực châu Phi tới Nam Mỹ nhờ sức chịu đựng đáng kinh ngạc. Chúng di chuyển trôi nổi với phần đầu nhô lên khỏi mặt nước mà không cần thức ăn hay nước ngọt trong vòng 6 tháng. Ảnh: Wikimedia.
Loài gà móng, có khả năng bay kém, di cư đến Nam Mỹ từ châu Phi nhờ bè mảng trôi nổi trên Đại Tây Dương hàng chục triệu năm trước. Hiện nay, gà móng đang sinh sống ở rừng nhiệt đới Amazon. Ảnh: Kate.
Hầu hết những lần di chuyển vượt đại dương xảy ra khoảng 30 triệu năm trước. Lục địa Nam Mỹ trôi dạt chưa quá xa châu Phi khiến Đại Tây Dương hẹp hơn đáng kể so với ngày nay. Phương pháp sử dụng bè mảng trôi nổi trên đại dương cũng là cách để nhiều động vật linh trưởng nhưkhỉ đuôi sóc màu đen tới được Nam Mỹ. Ảnh: BBC.
Sau một cơn bão năm 1995, ngư dân trên đảo Antigua thuộc vùng biển Caribe phát hiện những con cự đà xanh (loài bản địa ở Nam Mỹ) trôi dạt vào bờ biển, trên một chiếc bè làm từ những khúc gỗ và gốc cây. Ảnh: Charlesjsharp.
Tổ tiên con người đi bộ theo nhiều con đường khác nhau từ Đông Phi qua châu Á, vượt qua eo biển đóng băng Bering, Bắc Mỹ và di chuyển xuống Nam Mỹ. Ảnh: Tech Insider.
Lê Hùng
Theo Vnexpress