Năm 1871, nhà động vật học Edward D. KePu đã đưa ra kết luận: Thể tích sinh vật càng to càng chiếm ưu thế hơn trong việc kháng cự lại kẻ thù, tranh thức ăn và địa bàn. Vì vậy, về lĩnh vực sinh học, con người cho rằng rất cả các loài sinh vật, bất luận là những sinh vật mà mắt thường không nhìn thấy hay những động vật sống trên cạn, loài sinh sống dưới biển đều phát triển theo hướng thể hình to dài theo thời gian.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, không phải tất cả các loài động vật đều phát triển theo hướng to lên. (Ảnh: baothuongmai)
Để chứng minh phần đầu càng to có phải là càng tốt hơn không, giáo sư đại học Chicago - ông Jieposiji đã bỏ ra hơn 10 năm để phân tích diễn biến của động vật thân mềm, kết quả thống kê đã khiến cho người ta phải ngạc nhiên. Tiến hành phân tích trên tiêu bản, sau khi so sánh đối chiếu đã phát hiện chỉ có 27-30% động vật thân mềm là không ngừng phát triển theo hướng to ra, 26-27% động vật thân mềm phát triển theo hướng nhỏ lại. Và điều ngạc nhiên hơn nữa là 25-28% có diễn biến phức tạp, các động vật thân mềm nhỏ lại biến đổi nhỏ hơn nữa, động vật thân mềm lớn lại trở nên lớn hơn.
Tại sao tất cả các loài động vật lại không cùng phát triển theo hướng to ra? Hiện nay vẫn chưa có kết luận nào khiến con người hoàn toàn tin tưởng.
Thể hình của động vật càng to thì có lợi cho việc tự thân bảo vệ tránh kẻ thù làm hại,
nhưng lại dễ bị buộc bởi hành động sẽ chậm chap.
Và nó tiêu hao nhiệt lượng lớn, cần phải liên tục ăn mới được.