Động vật dị với phần cơ thể kỳ quái

Khỉ mặt đỏ như máu, mọt cao cổ Madagascar, khỉ mũi hếch, cá đá, lươn biển Gulper… nổi tiếng vì những phần cơ thể dị của chúng.

Khỉ Uakari hói nổi tiếng với khuôn mặt màu đỏ tươi đặc trưng. Các nhà khoa học tin rằng khuôn mặt đầy màu sắc của khỉ là kết quả của việc không có tế bào sắc tố trên đầu của nó, khiến màu đỏ của mạch máu hiển thị thông qua da. Đây là bất lợi cho sự sống còn của loài khỉ này, vì động vật ăn thịt có thể nhìn thấy nó dễ dàng hơn, nhưng đó cũng là dấu hiệu của một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Mọt cao cổ đảo Madagascar. Sở dĩ nó có tên như vậy là vì phần cổ dài bất thường, giống như của một con hươu cao cổ, loài này sống trên đảo Madagascar. Đối với con đực, phần cổ dài là vũ khí chiến đấu hữu hiệu chống lại những con đực khác khi tranh giành bạn tình.
Khỉ mũi hếch tiến hóa chiếc mũi hình dạng kỳ lạ để tránh nước lọt vào lỗ mũi, khiến chúng liên tục hắt hơi. Loài này ăn hoa quả và sống trên các ngọn cây cao.
Cá đá là sinh vật kỳ lạ sinh sống xung quanh bờ ở Nam Cực. Loài này có những chiếc răng nanh và một cơ thể màu trắng ma quái do thiếu hemoglobin trong máu của nó, khiến cho cá trong suốt. Bí ẩn việc những con cá có thể sống sót mà không có hemoglobin, một chất quan trọng giúp chuyển oxy qua máu, khiến các nhà nghiên cứu bối rối trong suốt hơn 60 năm qua. Có giả thuyết rằng cá đá có thể hấp thụ oxy qua da của nó chứ không phải là qua mang và vào máu.
Lươn biển Gulper là một trong những sinh vật kỳ lạ nhất trong đại dương sâu thẳm. Nó có cái miệng khổng lồ và chiếc đuôi thon dài. Hàm răng có dạng hình túi, sẵn sàng tấn công và nuốt chửng con mồi và dạ dày “đa năng” có thể nuốt những con mồi to hơn cả kích thước cơ thể.
Ếch bay là loài quý hiếm chỉ xuống khỏi cây để giao phối. Màng giữa các ngón tay và ngón chân là công cụ để những con ếch này lướt từ cây này sang cây khác để tránh kẻ thù. Khoảng cách xa nhất một con ếch bay nhảy là hơn 15m.
Ếch tím Ấn Độ. Khi loài này được sinh ra, nó phát triển từ nòng nọc, giống như ếch nước. Các nhà khoa học tin rằng cơ thể kỳ lạ của loài này là kết quả của việc chúng sống toàn bộ cuộc sống dưới lòng đất, chỉ lên bề mặt đất hai tuần trong suốt cuộc đời. Trong suốt hai tuần đó, những con ếch tìm bạn đời và sinh sản trước khi rút lui trở lại dưới lòng đất.
Bạch tuộc chăn, còn gọi là bạch tuộc siêu nhân, bạch tuộc người dơi, sống ở các vùng biển của New Zealand và Australia. Loài này có tấm choàng cơ thể giống như một tấm chăn khổng lồ, được sử dụng để chụp con mồi.
 
Theo Kiến Thức

Bài cùng chuyên mục

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.