Một số loài ếch của châu Á có thể tuyệt chủng trước khi được phát hiện

 Ếch và các loài lưỡng cư khác đang bị xóa sổ với tốc độ chóng mặt ở châu Á. Do đó, một số loài có thể bị tuyệt chủng trước cả khi được phát hiện - Các nhà khoa học đưa ra lời cảnh báo tại Hội nghị bảo tồn quốc tế do IUCN tổ chức ở Hàn Quốc vào tuần qua.

Mức độ ảnh hưởng của mất môi trường sống, dịch bệnh, ô nhiễm cũng như các yếu tố khác đến sự suy giảm loài là rất khó định lượng nhưng các nhà khoa học lo ngại rằng hậu quả này sẽ vô cùng nghiêm trọng. Các loài lưỡng cư đang bị tiêu diệt khắp nơi trên thế giới, một phần vì sự lan truyền của nấm Batrachochytrium dendrobatidis hay còn gọi là nấm chytrid, một loài nấm đã xóa sổ nhiều quần thể lưỡng cư trong vài năm.
 
Đáng lo ngại là ở chỗ, các nỗ lực bảo tồn hiện chỉ tập trung ở châu Âu và châu Mỹ và ít được thực hiện tại châu lục đông dân nhất thế giới trong khi tại đây còn nhiều loài lưỡng cư chưa được thống kê và nghiên cứu. Ví dụ, theo một nhà nghiên cứu, số loài lưỡng cư chưa được thống kê ở Ấn Độ nhiều gấp 3 tới 4 lần số loài đã được thống kê.
 
 
Smith’s litter frog - tìm thấy ở bang Assam - Ấn Độ (WWF - Nepal)
 
Theo nhà nghiên cứu Bruce Waldman, Đại học Quốc gia Seoul (SNU), một số loài đang biến mất trước khi con người biết đến sự tồn tại của chúng - như trường hợp ở Sri Lanka. “Chúng là những báu vật sống nhưng chúng ta không biết mình có bao nhiêu và cũng không bảo vệ chúng”. Ông cũng cho biết, tăng trưởng kinh tế nhanh ở châu Á khiến cho lượng ô nhiễm ni tơ trong không khí tăng (do sử dụng phân bón) kết hợp với sự suy giảm môi trường sống đang đe dọa các loài lưỡng cư châu Á.
 
Trên thế giới, các loài ếch và lưỡng cư nằm trong số những loài sinh vật bị đe dọa nặng nề nhất với ít nhất 33% thậm chí lên tới 40% số loài lưỡng cư đang trong tình trạng sắp tuyệt chủng, nâng tổng số loài lưỡng cư chính thức được xác định là “bị đe dọa”, “nguy cấp” và “dễ tổn thương” lên 2000 - con số cao nhất đối với các loài động vật trên cạn - Jaime García-Moreno, giám đốc điều hành mạng lưới Amphibian Survival Alliance cho biết.
 
Tình trạng nguy cấp của các loài ếch cũng như các loài lưỡng cư khác đang là mối quan tâm lớn của các nhà khoa học vì họ lo ngại rằng điều đang xảy đến với chúng cũng có thể xảy đến với các nhóm động vật khác. Đặc tính sinh lý hình thái của lưỡng cư khiến cho chúng vô cùng nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, trong đó có sự ấm lên toàn cầu cũng như ô nhiễm nước và không khí.
 
Sự nhạy cảm này, theo nhiều nhà khoa học, có thể là nguyên nhân đằng sau sự biến mất một cách đột ngột của một số loài kể cả trong khu vực an toàn - như trường hợp của cóc vàng Costa Rica. Theo García-Moreno, sự tuyệt chủng của một số loài ếch không chỉ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, chuỗi thức ăn mà còn cả sự phát triển của loài người. Kết luận này có thể dựa trên nghiên cứu chứng minh rằng chất tiết trên da ếch có thể làm thuốc chữa một số bệnh, như ung thư và có thể là AIDS ở người. Ông cũng phát biểu thêm “Lưỡng cư đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái vì chúng là nơi trung chuyển năng lượng và dinh dưỡng từ các sinh vật nhỏ tới các sinh vật lớn trong chuỗi thức ăn”.
 
Theo Mi-Sook Min (SNU), các nhà khoa học cũng có thể có nhiều phát hiện về bệnh nấm chytrid khi nghiên cứu lưỡng cư ở châu Á. Có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh này bắt nguồn từ châu Á vì nhiều ca bệnh tìm thấy ở châu lục khác đều liên quan tới một tiền sử từ châu Á - nơi các loài lưỡng cư đã tiến hóa để sống với chứng bệnh này. Tuy nhiên, cũng có một số bằng chứng ở nghiên cứu khác cho thấy bệnh này có thể tồn tại ở châu Mỹ La tinh từ những năm 1880.
 
Waldman nhấn mạnh: “Chúng ta thực sự chưa hiểu rõ về cuộc khủng hoảng ở châu Á do bệnh nấm chytrid, một cuộc khủng hoảng thậm chí có thể nguy hiểm hơn so với những nơi được thống kê tốt hơn. Chúng ta đang bị mắc kẹt bởi chính sự thờ ơ của mình".

(Theo Thiên Nhiên)

Bài cùng chuyên mục

  • Báo hoa vùng vẫy thoát chết khỏi hàm cá sấu

    Con báo hoa thiếu chút nữa đã trở thành mồi ngon cho sát thủ đầm lầy, cho dù nó cũng là loài nhiều lần khiến cá sấu bỏ mạng.

  • Khỉ chó cũng biết tự tránh thai

    Những con cái khỉ chó cái châu Phi biết cách tự tránh thai khi mang bầu đã vài tuần trong trường hợp trong bầy vừa xuất hiện một con khỉ đực mới để ngăn ngừa việc những đứa con của “thủ lĩnh tiền nhiệm” bị thủ lĩnh mới giết hại. Nghiên cứu thú vị này của các nhà sinh học Mỹ vừa được công bố trên Tạp chí Science.

  • Vượn cáo đối mặt nguy cơ tuyệt chủng cao nhất

    Theo một báo cáo mới, loài vượn cáo ở Madagascar đã trở thành sinh vật đầu tiên trong danh sách sắp tuyệt chủng.

  • Phát hiện khỉ cực kỳ quý hiếm

    Máy bẫy ảnh đặt tại một khu rừng của Cameroon đã ghi lại được hình ảnh của một bầy khỉ đột Cross River, một trong những loài khó nắm bắt nhất trên Trái đất, trong môi trường sống tự nhiên.

  • 5 sát thủ không ngờ trong tự nhiên

    Tạm quên đi những hàm răng sắc nhọn của loài cá mập hay những cú vồ với sức mạnh khủng khiếp của loài sư tử, hổ báo bởi 5 sát thủ dưới đây cướp đi tính mạng của nạn nhân một cách nhẹ nhàng và không cần tới một chiến thuật săn mồi.

  • Ngừa thai cho voi

    Nam Phi đang có kế hoạch tiêm vaccine ngừa thai cho voi cái, khi dân số loài này ngày càng gia tăng đe dọa tới các loài động thực vật khác tại đây.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.