Những bí mật về động vật mới được giải mã

Bạn có tin chim cũng biết nhìn biển báo giao thông, cá sấu biết dùng bẫy để bắt con mồi?

 

Khoa học mỗi năm đều có những bước tiến, chúng ta luôn phấn đấu và tìm hiểu trên mọi lĩnh vực. Và đối với thế giới sinh vật học phong phú cũng như vậy. Qua thời gian càng ngày càng có nhiều các loài động vật mới được phát hiện ra, những loài trong quá khứ được nghiên cứu thêm và những bí ẩn cũng dần được khám phá. Một năm mới sắp tới và qua quá trình tổng hợp, có thể thấy rằng năm vừa rồi là một năm tuyệt vời của giới sinh vật học với nhiều phát hiện thú vị. Và sau đây chúng ta sẽ cùng điểm lại một số những sự kiện đặc sắc nhất.

Chuột châu chấu miễn dịch với chất độc của bọ cạp

Những bí mật về động vật mới được giải mã (Phần I)

Loài chuột là một loài được đánh giá là nhút nhát và có khả năng bị tiêu diệt bởi nhiều kẻ thù đáng sợ trong thế giới tự nhiên. Đặc biệt với một loài có độc tính nguy hiểm đối với con người như loài bọ cạp thì dường như làm tê liệt hay giết chết một chú chuột không có gì là khó. Theo lẽ thường là như vậy nhưng với loài chuột Grasshopper (chuột châu chấu, thường sinh sống ở sa mạc) thì lại khác. Chúng lại hoàn toàn miễn dịch với độc của loài bọ cạp Bark Arizona (có chất độc cực mạnh). Những chú chuột châu chấu đã sử dụng khả năng này để biến những sát thủ bọ cạp trở thành con mồi ngon lành và dễ xơi.

Trong năm vừa rồi các nhà nghiên cứu tại Đại Học Cambridge đã tiến hành tìm hiểu và có được câu trả lời trước hiện tượng này. Họ đã nghiên cứu và nhận thấy chuột châu chấu có đột biến ở tế bào giúp kháng được chất độc của bọ cạp. Sở dĩ có sự đột biến kháng độc trong gen của loài chuột này là do sự khan hiếm thức ăn ở môi trường sa mạc và những trận đụng độ thường xuyên với loài bọ cạp. Nghiên cứu này không chỉ mang tính chất khám phá thuần túy mà còn là nền tảng quan trọng trong tương lai giúp các nhà khoa học tìm ra thuốc giúp con người giảm đau và kháng độc bọ cạp.

Cá sấu dùng bẫy bắt mồi

Những bí mật về động vật mới được giải mã (Phần I)

Một trong những điều thú vị nhất được ghi nhận trong năm vừa qua chính là về nghiên cứu của phó giáo sư Vladimir Dinets tới từ Đại học Tennessee, Mỹ. Nghiên cứu này đã nghiên cứu về đặc tính săn mồi của loài cá sấu và kết quả thu nhận được rằng chúng thường sử dụng những cành cây nhỏ dài để bẫy những con chim. Việc sử dụng bẫy, dụng cụ để săn mồi trong thế giới động vật là một điều không lạ, tuy nhiên đối với loài bò sát thì đây được ghi nhận là trường hợp đầu tiên.

Theo giáo sư Vladimis Dinets, nhóm nghiên cứu đã tiến hành quan sá các con cá sấu ở vùng nước nông, đầm lầy trên một số khu vực. Hiện tượng cá sấu dùng cành cây nhử thường được dùng vào khoảng thời gian các loài chim tới tập trung để làm tổ. Khi đó, chúng sẽ ngậm những cành cây khô, dài và nằm chờ đợi các chú chim lội vào khu vực đó để làm tổ. Ngay khi loài chim bước vào lãnh địa, lũ cá sấu sẽ ngay lập tức chớp lấy thời cơ đớp gọn con mồi. Như vậy, những con cá sấu đã rất tinh ranh khi nhận thấy rằng lũ chim có nhu cầu lấy vật liệu xây tổ là những cành khô, từ đó chúng đã tiến hành ngụy trang dẫn dụ con mồi. Nghiên cứu này đã được tiến hành lần đầu ở Ấn Độ từ năm 2007 và sau này tiếp tục được nghiên cứu ở 4 khu vực khác nhau tại Louisiana, Mỹ. Trong một năm, thời điểm cá sấu có hành vi dùng cành cây nhử mồi phổ biến nhất là mùa làm tổ của loài cò bạch và diệc (khoảng tháng 3-4 háng năm). Từ những kết quả trên, nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng phương pháp săn mồi này hoàn toàn dựa vào mùa sinh sản của con mồi.

Với kết quả của nghiên cứu này, rõ ràng khả năng săn mồi tuyệt vời của loài cá sấu càng được khẳng định và người ta cũng sẽ không phải thắc mắc vì sao trong các phim tài liệu hoặc ảnh chụp cá sấu lại thường ngậm cành cây nữa. Trong thời gian tới sẽ có thêm những nghiên cứu sâu hơn về cách săn mồi của động vật bò sát nói chung.

Nhím biển có thể giúp cứu cả thế giới

Đừng nghĩ là cứu thế giới ở đây là biến thành một nhân vật điện ảnh hay hoạt hình và chặn đứng một thiên thạch khổng lồ đâm vào trái đất. Những chú nhím biển thực sự là những anh hùng khi có thể có những tác động tốt và thiết thực cho sinh thái của trái đất, làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu qua việc chuyển đổi CO2 thành canxi cacbonat. Các nhà khoa học đã biết rằng loài nhím biển thu nhận CO2 và “vôi hóa” chúng trở thành lớp vỏ trong nhiều năm trước. Tuy nhiên chi tiết về quá trình này chưa bao giờ sáng tỏ cho tới giữa năm 2013, khi một nhóm các nhà khoa học thuộc đại học Newcastle thực hiện một số thí nghiệm và có được kết quả chính xác hơn.

Lidija Siller cùng các cộng sự của mình đã thấy rằng bộ vỏ ngoài của nhím biển có nồng độ nikel rất cao, giúp hấp thu CO2 và chuyển đổi thành canxi cacbonat cho bộ xương trong. Các nhà khoa học cũng đã lên hình mẫu cho việc thu giữ CO2 theo cơ chế của loài nhím biển. Theo đó, những khí thải thay vì từ ống khói đi thẳng vào môi trường thì nó sẽ phải đi qua một cột nước giàu hạt nano nickel. Khoáng chất canxi cacbonat rắn hình thành sẽ được thu hồi ở phần dưới cùng của cột. Những chất rắn thu được sẽ trở thành nguyên liệu thích hợp để phục vụ cho các nhà máy điện, nhà máy sản xuất hóa chất, không chỉ ít tốn chi phí mà còn thu được phụ phẩm làm chất phụ cho xi măng và những vật liệu xây dựng khác. Có thể nói, nếu những ứng dụng nói trên thành công thì thế giới của chúng ta sẽ hoàn toàn được cứu bởi chính chúng ta.

Tắc kè thay đổi màu sắc để dằn mặt đối thủ

Những bí mật về động vật mới được giải mã (Phần I)

Tắc kè hoa là một họ thuộc loài bò sát có vảy. Chúng có khả năng thay đổi màu da bao gồm hồng, xanh dương, đỏ, da cam, xanh ngọc, vàng, và màu xanh lá cây. Màu sắc là một ngôn ngữ được sử dụng để bảo vệ lãnh thổ, thể hiện cảm xúc và giao tiếp với bạn tình tiềm năng. Nó cũng là một phương tiện điều tiết thân nhiệt. Mới gần đây, hai nhà khoa ọc Russel Ligon và Kevin McGraw tuộc ASU đã có nghiên cứu chỉ ra rằng tắc kè hoa còn sử dụng năng lực thay đổi màu để thể hiện khả năng của mình trước đối thủ.

Hai nhà khoa học đã cho một số cặp thằn lằn bản địa của các vùng núi Trung Đông đấu với nhau bằng cách ghép đôi tổng số 45 lần kết hợp khác nhau và kèm theo các cặp trong các khu vực nghiên cứu riêng biệt 30 phút. Máy ảnh kỹ thuật số tự động chụp ảnh sau mỗi 4 giây. Nhóm nghiên cứu sau đó sử dụng các hình ảnh để nghiên cứu những thay đổi trong 28 điểm màu sắc khác nhau trên mỗi cơ thể tắc kè. Sau khi có kết quả và tiến hành phân tích, họ thấy rằng rằng tắc kè hoa đực thay đổi màu sắc càng nhanh và sáng hơn, càng có nhiều khả năng giành chiến thắng hơn trong trận chiến.Những cá thể với các sọc màu xỉn hơn dọc hai bên cơ thể có xu hướng lùi lại để tránh những con có sọc sáng hơn. Rõ ràng màu sắc sáng ở đây thể hiện được phần nào khả năng sức khỏe và sinh lý của những con đực vượt trội hơn.

Dù nghiên cứu đã rất thành công nhưng nó vẫn chưa thể chỉ ra được làm sao một con đực có thể nhận biết được thứ hạng tương đối của mình so với con khác. Các nhà khoa học đánh giá rất cao nghiên cứu này và đây sẽ là bước tiên phong mở đường cho các khám phá về loài tắc kè về sau này.

Chim chú ý tới giới hạn tốc độ

Những bí mật về động vật mới được giải mã (Phần I)

Hai nhà khoa học thuộc Đại Học Quebec, Canada là Pierre Legagneux và Simon Ducatez đã thực hiện một nghiên cứu về loài chim và cho thấy rằng chúng có thể đoán ra mức giới hạn tốc độ trên một con đường cụ thể. Hai nhà khoa học đã nhận thấy rằng chim chóc ở đường cất cánh khi chiếc xe tiến gần tới một khoảng cách nhất định và phản ứng của chúng đều tương tự nhau trong khi tốc độ của từng chiếc xe đi qa khác nhau. Thêm vào đó, loài chim đã có những phản ứng tùy thuộc vào tín hiệu giao thông, tốc độ giới hạn của một đoạn đường. Ví dụ như ở đoạn đường giới hạn tốc độ 50km/h, lũ chim sẽ bay đi khi chiếc xe còn cách 15 mét nhưng nếu ở đoạn đường giới hạn tốc độ là 110km/h thì lũ chim sẽ bay đi khi xe cách đó 75m. Đây hoàn toàn là một khác biệt lớn. Theo như chuyên gia về hành vi động vật – Daniel Blumstein thì điều này xảy ra do loài chim đã có quan sát và học hỏi trên quãng đường đó, ví dụ như lúc đầu chúng không biết được tốc độ của xe đi đến nên bị va chạm nhưng qua thời gian chúng đã quen dần và ghi nhớ khoảng vận tốc mà các lái xe phải tuân thủ trên đoạn đường đó, từ đó có những phán đoán chuẩn hơn để tránh va chạm.

Nghiên cứu này không chỉ giúp chúng ta nhận ra thêm một tập tính thú vị của loài chim mà còn cho thấy khả năng học hỏi từ môi trường xung quanh đáng ngạc nhiên của loài chim.

Theo Listverse, PLXH

Bài cùng chuyên mục

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.