Những động vật có năng lực của... siêu nhân
Với những loài động vật này, việc dù to lớn đến đâu cũng không thể làm khó được chúng. Bất cứ con vật nào cản đường đi của chúng đều có thể bị hủy diệt.
Tôm búa (Stomatopoda) – hay tôm tít, tôm tích, tôm thuyền. Chúng phân bố tại các vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên khắp hành tinh. Chiều dài cơ thể của tôm búa có thể đạt tới 30 cm. Càng là vũ khí lợi hại của tôm búa. Hình dạng của càng giống như chùy.
Tôm búa vung càng với tốc độ của một viên đạn bay khỏi nòng súng (lên tới 23 m/giây). Một cú vung càng, giáng vào đối thủ hoặc con mồi có trọng lượng tương đương 153kg. Chúng tấn công mồi bằng cách bung càng thật nhanh và mạnh. Với cua, ốc, hàu, sò và những con mồi có vỏ cứng, chúng dùng càng để đập vỡ vỏ.
Kiến giống như 1 siêu lực sĩ khi có thể nâng một vật nặng gấp 5.000 lần trọng lượng cơ thể của chính mình.
Kiến sở hữu khoảng 25.0000 tế bào não, số lượng kiến bằng 1/10 tất cả các loài trên Trái đất, khi cần bụng của chúng có thể căn ra gấp mấy mươi lần so với ban đầu. Ngoài ra, loài kiến còn có óc tổ chức, đoàn kết và sự hy sinh tuyệt vời mà không phải loài vật nào cũng có được.
Cá cung thủ là một trong những thợ săn tài ba nhất của thế giới loài cá. Thay vì săn mồi ở dưới nước chúng lại có khả năng bắt những con mồi ở trên cạn. Vũ khí đi săn của cá cung thủ là tuyến nọc độc giấu kỹ trong cơ thể. Khi cần thiết tuyến này có thể phun ra ngoài với độ cao gần 2 mét.
Thức ăn ưa thích của cá cung thủ là các loài côn trùng hoặc những loài động vật nhỏ sống trên các cành cây mọc trong hồ. Khi phát hiện con mối đậu trên cành lá, cá cung thủ sẽ phun nọc độc ra một cách chính xác và nhanh gọn nhất.
Thằn lằn “siêu nhân” có tên khoa học là Agama mwanzae, một loài bò sát thuộc họ Agamidae. Chúng là loài đặc hữu ở Tanzania Rwanda và Kenya.
Chúng có độ dài trung bình từ 6 – 9 inch. Thằn lằn Agama cái có trọng lượng nhỏ hơn so với những con đực. Tuy vẻ ngoài hùng dũng như một siêu nhân nhưng loài này có tính ôn hòa và hơi nhút nhát, chúng rất được ưa chuộng để nuôi làm cảnh.
Trong môi trường nuôi nhốt đúng quy cách, thằn lằn Agama có thể đạt tuổi thọ 15 năm. Chúng có thể sống lâu hơn trong môi trường tự nhiên. Món ăn ưa thích của thằn lằn Agama là dế và gián, cùng một số loại côn trùng khác.
Theo Kênh 13