Những loài động vật có bộ não 'quái dị' nhất

Não nhện có ở cả chân, đỉa có 32 bộ não, mực tiêu thức ăn qua não... là những khám phá thú vị về não bộ của động vật.

1. Não nhện có cả ở dưới chân

Não nhện tương đối lớn so với các phần còn lại của cơ thể, não của chúng không chỉ ở trên đầu mà còn lan xuống cả chân. Viện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra rằng, hệ thống thần kinh trung ương của những con nhện nhỏ nhất thế giới chiếm tới gần 80 % khoang cơ thể của chúng. Trong khi đó, não người chỉ chiếm 2 - 3 % trọng lượng cơ thể mà thôi.

2. Mực khổng lồ tiêu thụ thức ăn qua não

Với loài mực khổng lồ, chúng phải nghiền thức ăn thành từng miếng tương đối nhỏ bởi lúc nuốt, thức ăn phải đi qua bộ não hình chiếc bánh rán trước khi đi xuống thực quản. Nếu thức ăn không được nghiền nhỏ, não có thể bị hủy hoại khi chúng khi đi qua. Ông Steve O'She thuộc trường Đại học Công nghệ Auckland, New Zealand tiết lộ trên thời báo Metro của Anh rằng mực ống khổng lồ đực có trọng lượng 150 kg, chiều dài 10 m, dương vật dài 1,5 m nhưng chỉ có một bộ não nhỏ 15g mà thôi.

3. Kiến Zombie với nấm trong não

Đây không hẳn là não kiến mà trong trường hợp đặc biệt này, nó tương tác với một số loại nấm ký sinh trùng. Các loại nấm Trùng Thảo xâm nhập vào cơ thể côn trùng và biến chúng thành "zombie", điều khiển hành vi của loài kiến để phát tán và nhân rộng bào tử nấm. Loài nấm sẽ "chỉ huy" con kiến bệnh "vật vờ" bò đến một chiếc lá và bất thình lình khóa hàm dưới của nó vào gân lá ở chính giữa, khiến cho kiến không nhúc nhích nổi và nấm được cố định ở đúng chỗ nó muốn. Khi con kiến tử vong cũng là lúc nấm bắt đầu nảy mầm trên đầu kiến, tạo thành một bọc bào tử nấm xù xì và sẽ rụng xuống thảm rừng khi màn đêm buông xuống.

4. Ong bắp cày với hệ thống thần kinh nhỏ nhất trong thế giới côn trùng

Mặc dù có cơ thể hoàn chỉnh với mắt, não, cánh, cơ, ruột và bộ phận sinh dục nhưng ong bắp cày Megaphragma lại nhỏ hơn một amip đơn bào (trùng biến hình đơn bào). Các nhà nghiên cứu cho rằng, loài ong bắp cày này có hệ thống thần kinh nhỏ nhất trong số các côn trùng. Một vài tế bào thần kinh tồn tại bên trong đầu của ong bắp cày phát triển ra bên ngoài khi nó trưởng thành, bởi vì không có đủ chỗ để chứa trong đầu của nó. Thật may là khi phát triển ra bên ngoài, những tế bào thần kinh này chỉ tồn tại được trong vòng 5 ngày.

5. Chó Cavalier King Charles Spaniel có não to hơn cả hộp sọ

Giống chó Cavalier King Charles Spaniel có bộ não to hơn cả hộp sọ của chúng. Giống chó này đang là vật nuôi phổ biến ở Mỹ, và có một sự thật mà ít người biết đến là não của loài vật này thậm chí còn to hơn cả hộp sọ của chúng.

6. Mực ống biển ăn não của chính mình

Sinh vật này sống bám vào san hô và lọc thức ăn từ nước biển. Mực ống biển là sinh vật lưỡng tính, có cả hai cơ quan sinh sản đực và cái, sinh sản bằng cách giải phóng trứng và tinh trùng vào trong nước cùng một lúc. Sau khoảng 3 ngày, trứng phát triển thành ấu trùng giống như con nòng nọc, phân tán khắp nơi tìm địa điểm phát triển.

Chúng lặn xuống đáy và tập hợp nhau lại ở một nơi và sẽ sống ở đó trọn quãng đời còn lại. Lúc này, mực ống biển bắt đầu ăn tất cả các bộ phận trên cơ thể. Nó bắt đầu "hấp thụ" mắt, cột sống và cuối cùng, nó tiêu hóa hạch não của mình, bởi lẽ một khi đã ổn định nơi sống, nó không còn cần đến chúng nữa.

7. Chim gõ kiến với túi khí trong đầu

Các ấy có bao giờ hỏi, tại sao chim gõ kiến không bị tổn thương não khi đập mỏ trên các bề mặt cứng trong suốt một thời gian dài. Giống như tất cả các loài chim, chim gõ kiến có phần xương sọ rất phức tạp, nhỏ và rất nhẹ. Hộp sọ của một con chim trung bình nặng chỉ 1% trọng lượng cơ thể mà thôi. Tuy nhiên, chim gõ kiến có thêm các túi khí trong đầu, đóng vai trò như chiếc đệm não để hạn chế các tác động từ việc đập mỏ trên các bề mặt cứng.

8. Cá stickleback fish

Cá stickleback fish (cá gai, một loài cá nước ngọt nhỏi có gai nhọn ở lưng) có sự "bất bình đẳng" rõ rệt giữa kích thước não của cá đực và cái. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể do cá đực giữ vai trò trụ cột, xây dựng tổ, lãnh trách nhiệm tán tỉnh và chăm sóc cho những quả trứng nên có kích thước não nhiều hơn, trong khi những con cái chỉ phải chọn một người bạn đời và đẻ trứng nên không cần phải có nhiều não.

9. Đỉa có tới... 32 bộ não

Với chúng ta, đỉa là một loài vật vừa gây sợ hãi lại vừa kỳ diệu. Chúng bám chặt trên da và hút máu nhưng lại có khả năng làm sạch các vết thương bị nhiễm trùng. Mặc dù đáng sợ nhưng chúng ta không thể phủ nhận, đây là những sinh vật "hấp dẫn". Chúng có 5 đôi mắt, 300 chiếc răng và 32 bộ não.

Đúng ra chúng chỉ có một bộ não, nhưng bộ não của chúng được tạo thành từ 32 hạch. Hạch là cụm các tế bào thần kinh có chức năng sắp xếp và xử lý các dấu hiệu của cơ thể. Nó đóng vai trò nhận tín hiệu từ cơ thể và chuyển những tín hiệu quan trọng đến não. Nếu không có hạch, não sẽ không thể xử lý tất cả các thông tin nhận được và sẽ bị quá tải trong khi cố gắng để phối hợp các bộ phận khác nhau của cơ thể cùng một lúc.

Theo Ngày Nay

Bài cùng chuyên mục

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.