Tê giác châu Phi sắp tuyệt chủng

 Cơ quan bảo vệ động vật hoang dã châu Phi vừa công bố báo cáo cho biết, trong 5 năm gần đây đã có gần 1000 con tê giác bị giết hại, cho thấy việc săn bắn trộm tê giác hoang dã đã lên đến mức báo động đỏ.

Cơ quan trên cảnh báo nếu chính quyền các quốc gia châu Phi không tiến hành các hành động khẩn cấp ngăn chặn nạn săn bắn trộm và áp dụng các biện pháp có hiệu quả để bảo vệ loài động vật hoang dã quí hiếm này thì vài thập kỷ tới, loài tê giác châu Phi sẽ tuyệt chủng như ở khu vực châu Á hiện nay.
 
 
Trước báo động đỏ về số lượng tê giác bị săn bắn trộm hiện nay tại châu Phi, các chuyên gia bảo vệ động vật hoang dã tại các quốc gia châu Phi đã có cuộc họp ở thủ đô Nairobi, Kenya ngày 3/4 và đưa ra tuyên bố rằng các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã sẽ kiến nghị và ủng hộ chính phủ các nước thực thi các hình phạt cứng rắn đối với tội phạm có liên quan đến việc buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp.
 
Ngoài ra, Các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã khu vực châu Phi sẽ phối hợp với các nhóm bảo tồn sinh thái tư nhân yêu cầu chính phủ một số quốc gia châu Phi xem xét và đưa ra các biện pháp hành động khẩn cấp nhằm ngăn chặn và bảo vệ loài động vật hoang dã quí hiếm trên, trong đó có việc xem xét và hạn chế cấp giấy phép săn bắn cho các công dân đến từ khu vực châu Á và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại một số nước châu Á được xem là thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn vì cho rằng sừng tê giác có tác dụng chữa bệnh, nhằm ngăn chặn và triệt phá các đường dây tội phạm liên quan đến buôn bán, vận chuyển trái phép sừng tê giác.
 
Tại Nam Phi, nơi loài tê giác chiếm 90% số lượng tê giác của thế giới và châu Phi, riêng trong năm 2011 đã có 448 con tê giác bị giết hại, đặc biệt từ đầu năm 2012, gần 140 con tê giác đã bị các nhóm săn bắn trộm giết chết để lấy sừng.

(Theo Xã Luận)

Bài cùng chuyên mục

  • Linh dương tí hon

    Linh dương tí hon có nguồn gốc từ châu Phi, có nặng trung bình 10kg và chiều cao tối đa khoảng 50cm, chỉ bằng nửa những loài linh dương khác.

  • Cầy hương Châu Phi

    Tên khoa học là Civettictis civetta thường sống thui thủi một mình. Loại chó này chỉ đi săn mồi vào ban đêm, còn ban ngày thì ẩn trốn trong hang hốc. Trong thiên nhiên rất hiếm khi nhìn thấy chúng vì những con vật giỏi đánh hơi này không ưa gì con người. Chúng có biệt tài phát hiện ra con người từ xa và nhanh chóng trốn mất ngay.

  • 10 động vật sống ở nơi không ai ngờ tới

    Thông thường, ai cũng nghĩ rằng những động vật hoang dã như sư tử ở châu Phi, trâu ở Bắc Mỹ, chuột túi ở Úc,… Hay nói khác đi là động vật chỉ có nguồn gốc và sống tại từng vùng lãnh thổ nhất định. Nhưng thật ra chúng ta có thể thấy chúng ở những nơi không ngờ tới.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.