Thêm 2 loài vượn vào nhóm động vật linh trưởng

 Các nhà khoa học ngày 26/3 đã có hành động hiếm khi thêm hai loài vượn cáo chuột đang còn sống vào danh sách động vật linh trưởng.

Quyết định này đã đưa số vượn cáo chuột - những con vật sống trên cây, chuyên ra ngoài vào ban đêm và nặng chỉ như một quả táo lớn, lên tổng cộng 20 loài.
 
Nhưng các nhà khoa học cảnh báo rằng một trong số 2 loài mới được thêm vào danh sách đang có nguy cơ tuyệt chủng.
 
Động vật linh trưởng là họ động vật có vú phát triển cao, gồm con người, các loài khỉ đột, khỉ và đã được nghiên cứu rất kỹ. Việc thêm các loài động vật đang còn sống vào danh sách là chuyện hiếm.
 
Các nhà sinh học từ Mỹ, Đức và Madagascar đã so sánh dữ liệu di truyền DNA, trọng lượng cơ thể và chiều dài thân, hộp sọ, cỡ răng và màu lông để tuyên bố rằng các con Microcebus marohita và Microcebus tanosi sống ở Madagasca là những loài động vật linh trưởng riêng biệt.
 
Với chiều dài thân vào khoảng 13,5cm, M. marohita hiện là loài vượn cáo chuột lớn nhất từng được biết. Nếu cộng cả phần đuôi nhiều lông, nó dài tổng cộng 28cm và nặng 78 gram.
 
Theo thông báo của nhóm nghiên cứu viết trên Tuần báo Quốc tế về Động vật linh trưởng, con vật này có màu nâu này có đôi chân sau khá to, nhưng đôi tai thì nhỏ và được đặt tên theo cánh rừng Marohita ở Đông Madagasca, nơi nó được tìm thấy.
 
Loài vượn cáo Microcebus marohita. (Nguồn: AFP)
 
Họ hàng của nó, M. tanosi, cũng khá to lớn so với loài vượn cáo chuột, với chiều dài từ mũi tới đuôi là 27cm và nặng 51,5 gram.
 
Được phát hiện ở vùng Anosy tại Đông Nam Madagasca, M. tanosi có một cái đầu đỏ, lông màu nâu, bụng màu sáng và có một dải lông với màu khác dọc theo cột sống.
 
Các con vật này được phát hiện trong năm 2003 và 2007, nhưng người ta phải mất nhiều năm để xác định rằng chúng là loài mới. Loài vật này có ngoại hình khá giống các con vượn cáo chuột khác.
 
Nhóm nghiên cứu đã cảnh báo trong công trình của họ rằng rừng Marohita đang bị chia cắt và bị tàn phá kể từ khi loài vượn cáo chuột dựa vào tên rừng được tìm thấy ở đây 10 năm trước. Họ nói rằng loài vượn cáo tới từ rừng Marohito đang bị đe dọa bởi môi trường sống bị tàn phá và số lượng các thành viên của loài này đang thu hẹp.
 
Nhóm nghiên cứu muốn Liên minh về Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thêm M. marohita vào danh sách Sách đỏ các động vật bị đe dọa, đồng thời cho biết M. tanosi cũng dễ bị tuyệt chủng.
 
"Các nghiên cứu thực địa và các khảo sát khu vực cần khẩn trương được tiến hành để ít nhất có thể xác định khu vực địa lý nơi loài vượn sinh sống và tình trạng dân số của các loài sinh vật này để các biện pháp bảo tồn phù hợp có thể được triển khai".
 
IUCN nói rằng vượn cáo Madagascar nằm trong nhóm động vật bị đe dọa mạnh nhất trên Trái đất.
 
Hoạt động chặt rừng và săn trộm là các mối đe dọa chính tới sự sinh tồn của vượn cáo ở Madagascar, vùng đất đã rơi vào cảnh bất ổn chính trị sau một cuộc đảo chính hồi năm 2009. Theo IUCN, nước này đã mất 11 triệu ha rừng trong 20 năm qua.
 
Trong báo cáo đưa ra hồi năm ngoái IUCN nói rằng một loài vượn cáo hiếm nhất ở phía Bắc Madagascar đã giảm xuống còn có 19 cá thế.
 
Do sự biệt lập về địa lý của Madagascar, tất cả các động vật linh trưởng ở đây đều chỉ thuộc về nơi này và không có ở chỗ nào khác. Điều tương tự cũng xảy ra với 90% hệ thực vật và 80% các loại động vật lưỡng cư, bò sát của Madagascar. Các loài động vật mới vẫn được phát hiện thêm tại đây và số lượng loài vượn cáo mới được nhận dạng đã tăng hơn 3 lần chỉ trong một thập kỷ qua.

(Theo Vietnam+)

Bài cùng chuyên mục

  • Phát hiện quần thể vượn Siki lớn nhất VN

    Ngày 23/3, Trung tâm Khoa học và Cứu hộ Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (PN-KB), Tỉnh Quảng Bình cho biết, qua khảo sát, đã ghi nhận được 41 đàn vượn Siki (Nomascus leucogenys siki), là quần thể vượn Siki lớn nhất ở VN.

  • Tình mẫu tử giữa chó và vượn

    Vượn không phải là loài vật mà chó ưa thích, nhưng một con chó ở Nga đã nuôi dưỡng con vượn mồ côi trong hai năm qua.

  • Vượn Việt Nam bên bờ tuyệt chủng

    Các tổ chức bảo tồn động vật quốc tế cảnh báo, ba trong số sáu loài vượn quý hiếm của Việt Nam đang trên bờ tuyệt chủng, khi số lượng loài suy giảm nhanh chóng.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.