'Thẹn đỏ mặt' xem tê giác ân ái chốn hoang dã

Khi tê giác giao phối, chúng cũng vất vả không kém gì loài voi bởi đôi chân ngắn và thân hình cồng kềnh.

Khi tê giác giao phối, chúng không thô bạo như một số loài khác không cần màn dạo đầu. Khi muốn giao phối, tê giác sẽ tán tỉnh bạn tình khá nồng nhiệt, những con đực thở mạnh, liên tục lắc đầu từ bên này sang bên kia, cọ sừng vào sừng của con cái.
Quá trình này có thể khiến cả hai mệt mỏi và gặp nhiều thương tích không đáng có. Nhìn chung, nghi thức tán tỉnh của tê giác bạo lực, nguy hiểm và phức tạp.
Mặc dù có ga lăng, lãng mạn hơn chút ít so với những loài động vật to lớn khác nhưng thực tế, tê giác là loài sống đơn độc, chúng chỉ tìm đến nhau vì tình dục chứ không gắn bó tình cảm. Con đực sau khi thỏa mãn cũng không hề có trách nhiệm trông nom, chăm sóc con cái. Về cơ bản, tê giác đực đào hoa và bạc tình.
Nghi thức giao phối của tê giác là minh chứng điển hình cho những động vật ăn cỏ có lãnh thổ. Khi "chấm" được bạn tình của mình, tê giác đực sẽ áp sát, liên tục tán tỉnh trong khoảng 3 ngày để tê giác cái thích nghi được với mùi hương của mình.
Sau khi con cái thích nghi, sẵn sàng giao phối, tê giác đực "công thành chiếm đất". Trong giai đoạn này, nó có thể trở nên bạo lực hơn bao giờ hết.
Trước đó, trong giai đoạn tán tỉnh, bằng cách phát đi mùi hương động dục của mình, tê giác đực đã đánh dấu lãnh thổ của mình, nó không muốn có kẻ phá đám cuộc yêu. Nếu có kẻ dám xâm phạm lãnh thổ, làm phiền tê giác đực động dục, kẻ đó nên chuẩn bị sẵn tinh thần vì lúc này tê giác đực rất hung dữ, sẵn sàng tử chiến.
Vào lúc này, ngay cả tê giác cái dám chống cự, tê giác đực cũng sẽ giết không tha. Đã có một số trường hợp tê giác cái từ chối giao phối bị tê giác đực húc, cắn chết để thể hiện quyền uy của mình.
Khi đã kết làm cặp, đôi tê giác sẽ ở bên nhau khoảng 2 đến 3 ngày, có cặp quyến luyến đến 1 tuần. Trong thời gian này, ngoài việc ăn uống, nghỉ ngơi, tê giác giao phối liên tục, một ngày nhiều lần, mỗi lần khoảng nửa tiếng hoặc nhiều hơn.
Sau khi khoảng thời gian "thăng hoa" qua đi, con đực được thỏa mãn triệt để, nó sẽ bỏ đi. Trong khi đó con cái âm thầm, đơn độc tự chăm sóc chính mình và đứa con trong bụng, sau đó lại lẻ loi tìm một chỗ vắng vẻ để vượt cạn.
Theo nghiên cứu, tê giác cái trưởng thành sớm hơn tê giác đực nhiều năm. Ngay khi cơ thể có thể thích ứng được với việc mang thai, tê giác cái sẽ lập tức giao phối để tối đa hóa số lượng tê giác con nó có thể sinh đẻ trong cuộc đời mình.
Sau khi chia tay con đực và mang thai, tê giác cái sẽ không chấp nhận giao phối trong khoảng 3 năm. Khi tê giác con trưởng thành, lúc ấy tê giác mẹ mới thoải mái tìm bạn tình mới cho mình.

Theo Kiến Thức

Bài cùng chuyên mục

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.